TT Huế: 6 bài học kinh nghiệm để triển khai nhiệm vụ năm học mới

GD&TĐ - Kết thúc năm học 2023-2024, ngành Giáo dục địa phương rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng để triển khai hiệu quả nhiệm vụ năm học mới.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho biết: Năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đã kịp thời tham mưu ban hành nhiều chính sách quan trọng về giáo dục. Trong đó, Nghị quyết quy định chế độ, chính sách cho học sinh và giáo viên trong các cuộc thi, kỳ thi học sinh giỏi các cấp trên địa bàn tỉnh, cùng với các chính sách khác đã tạo động lực quan trọng động viên đội ngũ giáo viên, học sinh toàn ngành thi đua dạy tốt, học tốt và lập thành tích cao trong học tập, góp phần đưa GD-ĐT Thừa Thiên Huế trở thành điểm sáng về chất lượng, truyền thống dạy học.

6 bài học được ngành Giáo dục Thừa Thiên Huế rút ra sau kết thúc năm học 2023-2024, đó là:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch năm học một cách linh hoạt, có tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch để kịp thời có những giải pháp tháo gỡ.

Thứ 2, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giải đáp các vướng mắc để tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Tích cực và chủ động tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp, đề xuất những chủ trương phát triển GDĐT phù hợp với từng địa phương.

Thứ 3, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD-ĐT, quản trị các nhà trường; chủ động phát hiện vấn đề nảy sinh để có giải pháp giải quyết kịp thời trong công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành.

Thứ 4, ưu tiên công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đội ngũ có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT, có khả năng thích ứng với sự thay đổi; chủ động, tích cực tự học và tham gia bồi dường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết và tận tụy với nghề, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo.

Thứ 5, chú trọng tính hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho GD-ĐT; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn lực; ưu tiên đầu tư nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để bảo đảm khả thi, tránh lãng phí về nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.

Thứ 6, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý/kiến nghị xử lý vi phạm phải được thực hiện thường xuyên để phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, vi phạm dân chủ cơ sở và tạo sự đồng thuận, nhất trí trong tổ chức.

ong Nguyen tan.jpg
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế.

10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2024-2025 cũng được ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế xác định. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.