Truyền thông - giải pháp hữu hiệu phòng ngừa rủi ro từ biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro từ  biến đổi khí hậu (BĐKH) cho đối tượng yếu thế, bên cạnh những hoạt động công tác xã hội, thì truyền thông cũng được xem là một giải pháp hữu hiệu,…

Truyền thông là một giải pháp hữu hiệu để thich ứng với BĐKH.
Truyền thông là một giải pháp hữu hiệu để thich ứng với BĐKH.

Đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu, PGS.TS Bùi Thế Đồi – Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, đặc biệt, người nghèo ở nông thôn, người nghèo ven biển là những nhóm đối tượng nhạy cảm nhất. BĐKH còn gây trở ngại lớn với những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia và từng người dân.

Dưới góc độ giới, phụ nữ và nam giới đối mặt với những tác động của BĐKH trong các điều kiện không giống nhau. Các nghiên cứu về góc độ giới cho thấy phụ nữ chịu nhiều tác động của BĐKH hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn, phụ nữ mang thai và trẻ em chịu tác động trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và các vấn đề sinh kế của người phụ nữ nghèo ở các vùng rủi ro, dễ tổn thương trước thiên tai.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ BĐKH còn có nhóm đối tượng trợ giúp xã hội. Họ có thể là những hộ gia đình nghèo, hoặc khó khăn về điều kiện kinh tế, hoặc là những người bị tàn tật, yếu sức khỏe, người già, người bị bệnh tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... Bản thân những đối tượng trợ giúp xã hội thường có năng lực phòng ngừa thấp hơn những người khác do điều kiện kinh tế và do năng lực cá nhân, khả năng khắc phục hậu quả của đối tượng này cũng hạn chế. BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động đến những đối tượng này nhằm vào tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Thực tế này đe dọa những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trong dài hạn. Do vậy, cần sử dụng có hiệu quả công tác xã hội (CTXH) thích ứng với BĐKH.

Theo PGS Bùi Thế Đồi, định hướng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro do BĐKH với góc độ lĩnh vực CTXH chủ yếu tập trung vào các giải pháp lồng ghép chính sách, xây dựng và phát triển các chương trình hỗ trợ, kết nối để giảm thiểu rủi ro và đa dạng hoá sinh kế cho người dân.

Cụ thể như giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh con người; đặc biệt các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất như người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ, người khuyết tật, nhân dân sống ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo; Coi trọng việc nâng cao năng lực tự ứng phó của người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế trước tác động của BĐKH kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng;…

Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông, phổ biến các chủ trương, chính sách về BĐKH và giải pháp ứng phó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của cán bộ trong ngành lao động và xã hội. Từ đó, người dân và cộng động sẽ chủ động tìm các giải pháp hữu hiệu nhằm thích ứng với BĐKH, bảo đảm an sinh xã hội.

Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều thành tựu trong lĩnh vực giảm nghèo, bằng việc đã và đang áp dụng nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn thiếu một số dịch vụ công tác xã hội cho người nghèo. Họ vẫn chưa được tiếp cận với dịch vụ tham vấn trực tiếp, dịch vụ vận động tham gia xây dựng chính sách, dịch vụ biện hộ hay hỗ trợ kết nối, hay huy động các nguồn lực vào quá trình giải quyết vấn đề…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh phim chụp X-quang 1 trường hợp trẻ nhét cục pin vào âm đạo. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

Xử trí khi trẻ có dị vật vùng kín

GD&TĐ - Ra dịch âm đạo bất thường (máu, mủ, huyết trắng hôi...) ở bé gái là một vấn đề gây nhiều lo lắng cho các phụ huynh, nhất là khi các bé còn nhỏ.

Minh họa/INT

Thoái hóa khớp

GD&TĐ - Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp thường gặp, nhất là ở những người cao tuổi.

Minh họa/INT

Từ trang sách: Tấm vé vô giá

GD&TĐ - Có thể với một số người, tuổi thơ là nơi chứa đựng vô số kỉ niệm tưởng là đáng quên nhưng khi trưởng thành lại luôn nhớ nhung khôn nguôi...

Tí tách ngô rang

Tí tách ngô rang

GD&TĐ - Cứ khi trời lành lạnh, thêm chút mưa phùn là mẹ lại nhắc nhớ chuyện đốt bếp rang ngô.