'Truy tìm' mùi hương thời cổ đại

GD&TĐ - Trong đại dịch Covid-19, nhiều bệnh nhân bị mất khứu giác tạm thời.

Chuyên gia Cecilia Bembibre lấy mẫu các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi của một cuốn sách lịch sử tại phòng thí nghiệm.
Chuyên gia Cecilia Bembibre lấy mẫu các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi của một cuốn sách lịch sử tại phòng thí nghiệm.

Điều đó khiến các nhà khoa học nhận thức được tầm quan trọng của mùi hương trong cuộc sống.

Mùi của lịch sử

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một thành phần bất ngờ trong các bức tranh của Leonardo da Vinci và những họa sĩ khác từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 18. Theo một nghiên cứu mới, những nghệ sĩ có ảnh hưởng này đã sử dụng protein, đặc biệt là lòng đỏ trứng, trong sơn của họ. Một lượng vết cặn protein từ lâu đã được phát hiện trong các bức tranh sơn dầu cổ điển. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đó là kết quả của sự nhiễm bẩn qua nhiều thế kỷ. Hiện, các nhà khoa học nghĩ rằng, việc đưa protein vào tranh là có chủ ý. Trộn sơn với lòng đỏ trứng có thể mang lại một số tác dụng lâu dài, bao gồm làm cho các sắc tố màu đắt tiền tồn tại lâu hơn. Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học bảo tồn tốt hơn những tác phẩm nghệ thuật cũ.

Theo các nhà khoa học, thật không công bằng khi mùi hương đã bị bỏ qua trong hầu hết nỗ lực tìm hiểu quá khứ. Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu muốn tái tạo lại các mùi hương cổ xưa.

Đồng thời, sử dụng mùi hương để tìm hiểu về cách con người từng sống. Các nhà khoa học đang tiến hành những dự án nghiên cứu mới để hiểu quá khứ có mùi như thế nào. Đồng thời, xác định mùi hương đương đại nào nên được lưu giữ cho hậu thế.

“Đó là một ý nghĩa rất quan trọng. Mùi hương cũng rất quan trọng trong quá khứ. Có lẽ, vai trò của mùi hương còn quan trọng hơn. Bởi, trong quá khứ, không phải mọi thứ đều được vệ sinh sạch sẽ”, Barbara Huber - Tiến sĩ nghiên cứu khảo cổ học tại Viện Địa nhân học Max Planck ở Jena (Đức) cho biết.

Các nhà khảo cổ học thường tìm và nghiên cứu những thứ chúng ta có thể chạm vào. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đó là những hiện vật chúng ta bắt gặp trong viện bảo tàng.

Tiến sĩ Huber giải thích, các hợp chất tạo mùi có bản chất dễ bay hơi. Một khi vật thể không còn, mùi hương đó cũng biến mất, bay hơi vào không khí. Hầu hết, các mùi bắt nguồn từ những vật liệu sinh học như thực vật, thực phẩm, cơ thể người và động vật.

Những thứ này đều phân hủy nhanh chóng. Mặc dù vậy, một số phương pháp phân tử sinh học mới và mạnh mẽ đang giúp các nhà khoa học giải mã mùi hương cổ xưa.

“Chìa khóa” để làm sáng tỏ mùi của quá khứ thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các nhà khoa học có thể nghiên cứu dư lượng phân tử sinh học không thể nhìn thấy còn sót lại trên lư hương, chai nước hoa, nồi nấu và hộp đựng thực phẩm.

Họ áp dụng những kỹ thuật như sắc ký - quy trình tách các thành phần trong hỗn hợp và phép đo khối phổ. Nhờ đó, có thể phát hiện các hợp chất khác nhau bằng cách tính toán trọng lượng của những phân tử khác nhau.

Theo Tiến sĩ Huber, các phân tử sinh học chứa nhiều thông tin nhất bao gồm lipid - chất béo, sáp và dầu - không hòa tan trong nước. Chúng thường được tìm thấy trong mảnh sứ xốp, sau khi được sử dụng trong các vật dụng như nhiên liệu đèn hoặc thuốc mỡ thơm mà người ta từng bôi lên cơ thể hoặc trên thi thể.

Ngoài ra, Tiến sĩ Huber cũng nghiên cứu các chất chuyển hóa thứ cấp, hợp chất hữu cơ do thực vật tạo ra và để lại bởi sản phẩm từ thực vật được sử dụng trong quá khứ. Trong đó, bao gồm nhựa, gỗ thơm, thảo mộc, trái cây và gia vị.

Các hợp chất có thể tiết lộ thành phần và mùi hương của nhang, thuốc cũng như thực phẩm. Sau đó, nhóm đã giải trình tự ADN và protein cổ đại được tìm thấy bảo quản trong những thứ như mảng bám răng bị vôi hóa.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra những axit amin báo hiệu tình trạng như bệnh nướu răng. Đây là yếu tố liên quan đến hơi thở có mùi. Tuy nhiên, như nghiên cứu của Tiến sĩ Huber đã minh họa, việc thu thập những manh mối khứu giác này thường chỉ là bước khởi đầu.

Tái tạo mùi hương

Tiến sĩ Barbara Huber làm việc trong phòng thí nghiệm.

Tiến sĩ Barbara Huber làm việc trong phòng thí nghiệm.

Trong công việc của mình, Tiến sĩ Huber đã nghiên cứu những chiếc lư hương niên đại 5.000 năm, được tìm thấy ở khu khảo cổ Tayma. Đây là khu định cư lâu đời nhất của Ả-rập Xê-út. Từ đó, nhằm thử và tái tạo lại “cảnh quan khứu giác” của thế giới cổ đại.

Nữ chuyên gia đã phát hiện ra các chất chuyển hóa thứ cấp. Điều đó cho thấy, người cổ đại từng sử dụng những loại nhựa thơm có chứa nhũ hương, mộc dược và hạt dẻ cười trong các tòa nhà, ngôi mộ và đền thờ.

Tiến sĩ Huber sau đó đã phối hợp với một chuyên gia nước hoa để thử và tạo lại các mùi hương. Kết quả tiết lộ những nơi này có thể sở hữu mùi như thế nào hàng nghìn năm trước.

“Các loại nhựa trông rất giống nhau… Tuy nhiên, khi đốt, chúng có mùi hoàn toàn khác. Ví dụ, nhũ hương thực sự có mùi nồng, rất thơm. Chúng ta thực sự cảm thấy thứ này có thể được sử dụng để dọn dẹp nhà cửa, tránh mùi khó chịu hoặc thứ gì đó tương tự”, Tiến sĩ Huber giải thích.

Tương tự, các nhà nghiên cứu đang thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn những mùi hiện có. Từ đó, mang lại cho các thế hệ tương lai cảm giác về thời đại của chúng ta và quá khứ gần hơn.

Viện Di sản Bền vững tại Trường Đại học College London - UCL (Anh), đã xác định công thức hóa học tạo ra mùi sách cũ. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã thu được mùi hương của thư viện tại Nhà thờ St. Paul ở London trước khi bắt đầu cải tạo vào năm 2018.

Thư viện được xây dựng vào năm 1709. Những vị khách đến thăm thư viện trước khi nơi này được cải tạo thường nhận xét rằng, họ thấy cuốn sách cũ có mùi hấp dẫn.

Ngoài ra, họ còn sử dụng thông tin từ những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được lấy tại thư viện để tái tạo mùi cuốn sách lịch sử. Họ cũng kết hợp bánh xe mùi hương - một công cụ được sử dụng bởi các nhà chế tạo nước hoa và nhà sản xuất rượu.

Đồng thời, là bước đầu tiên để ghi lại và lưu trữ các mùi của quá khứ. Cecilia Bembibre - giảng viên tại Viện Di sản Bền vững UCL - cho biết, việc giữ gìn mùi hương của thư viện là rất quan trọng. Bởi, mùi hương là một phần không thể thiếu trong bản sắc của thư viện.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.