Trường sư phạm phải đổi mới để giữ chất lượng

GD&TĐ - PGS.TS Lê Quang Hưng - nguyên trưởng khoa Việt Nam học (ĐHSP Hà Nội) - cho rằng, trường sư phạm phải thu hút được học sinh khá giỏi vì giáo viên là lực lượng quyết định đầu tiên của chất lượng giảng dạy và đổi mới giáo dục.

Nữ sinh Sư phạm
Nữ sinh Sư phạm

Năm nay, Bộ GD&ĐT chỉ quy định duy nhất ngưỡng đầu vào với tuyển sinh sư phạm. Nếu xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, trình độ ĐH yêu cầu học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.

Đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất (ngành cao đẳng), Sư phạm Thể dục thể thao (ngành trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên.

Có ý kiến cho rằng, đây là việc khó khả thi vì những năm trước số thí sinh chọn vào sư phạm không nhiều, điểm đầu vào khá nhiều trường sư phạm không cao. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Quang Hưng, việc quy định ngưỡng đầu vào cho trường sư phạm nhất quyết phải có, dù năm nay các trường này có thể chấp nhận thay đổi là tuyển được ít sinh viên. Nhưng tuyển ít cũng phải chấp nhận vì chất lượng đào tạo.

Nhấn mạnh cách làm trên là cần nhưng không phải cách giải quyết từ gốc rễ, PGS Lê Quang Hưng cho rằng, quan trọng nhất vẫn là vấn đề tương lai, việc làm, cơ chế tiền lương, sự đãi ngộ để giáo viên tương đối yên tâm với nghề. Làm những điều này, xã hội sẽ dần tự điều chỉnh cái nhìn với nghề sư phạm. Nhưng đáng tiếc, nội dung lương nhà giáo mới đây bị đưa ra khỏi dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Với trách nhiệm của mình, Bộ GD&ĐT đặt quyết tâm xác định chỉ tiêu đào tạo sư phạm gắn với nhu cầu sử dụng. Nguyên trưởng khoa Việt Nam học bày tỏ đồng tình và cho rằng, đây là cách để giải quyết tương đối chắc chắn đầu ra cho sinh viên sư phạm; cũng là giải pháp để nâng cao trách nhiệm các địa phương đối với ngành Giáo dục trong kiểm soát khâu đào tạo nhân lực giáo viên.

“Ngoài chế độ chính sách với sư phạm, điều không kém phần quan trọng là tự thân các trường sư phạm phải nỗ lực đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều trường sư phạm hiện nay thực sự đã và đang cải tiến mạnh mẽ về chương trình, phương pháp... để đáp ứng yêu cầu mới” - PGS Lê Quang Hưng chia sẻ.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang được Bộ GD&ĐT xin ý kiến rộng rãi đề xuất thay miễn học phí cho sinh viên sư phạm bằng vay tín dụng. Theo đó, sinh viên sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay. PGS Lê Quang Hưng ủng hộ và cho rằng, cách làm này là giải pháp hữu hiệu giúp giảm lãng phí về ngân sách, đồng thời tăng trách nhiệm của người học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...