Trường phổ thông dân tộc nội trú: Kiến nghị sửa đổi định mức giáo viên/lớp

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Kiên Giang cho rằng: Đặc thù của trường phổ thông dân tộc nội trú là không chỉ dạy học, giáo dục học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn, mà còn chăm sóc, “nuôi” các em, dạy tiếng dân tộc...

Ảnh minh họa Internet
Ảnh minh họa Internet

Hơn nữa, mặt bằng trình độ đầu vào của học trò tại các trường này không thể bằng trường chuyên, nên việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện rất vất vả.

Thế nhưng, định mức giáo viên trên lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh chỉ được bố trí tối đa 2,4 giáo viên/lớp; trong khi đó trường THPT chuyên được bố trí tối đa 3,1 giáo viên/lớp (cả hai loại hình trường này đều là trường chuyên biệt).

Kiến nghị Bộ GD&ĐT sửa đổi quy định trên tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, ngày 12/7/2017 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Thực hiện Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Hiện nay, dự thảo Thông tư đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ GD&ĐT để xin ý kiến rộng rãi.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để xin ý kiến góp ý (Công văn số 247/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 21/1/2022 về việc góp ý dự thảo Thông tư). Rất mong cử tri tham mưu UBND tỉnh Kiên Giang và các cơ quan chuyên môn liên quan cho ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư nêu trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Liệu có lợi hại hơn?

GD&TĐ - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã biến nghi thức nhậm chức thành một lễ hội lớn thực sự nhằm tôn vinh sự trở lại của mình.