Trường Pakistan đóng cửa vì lạm phát

GD&TĐ - Nhiều trường đại học Pakistan thông báo tạm dừng hoạt động vì không thể trả lương cho nhân viên khi lạm phát tăng vọt.

Giáo dục Pakistan chịu ảnh hưởng nặng nề sau đợt lũ lịch sử vào năm 2022.
Giáo dục Pakistan chịu ảnh hưởng nặng nề sau đợt lũ lịch sử vào năm 2022.

Một số trường khác cũng đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.

Trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng của Pakistan đã tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục trong gần 5 thập kỷ. Chi phí thực phẩm và vận chuyển tăng hơn 45%. Trên khắp đất nước, các trường đại học vốn đã gặp khó khăn đang phải chịu áp lực gay gắt.

Ngày 8/4, Hiệp hội Nhân viên học thuật của Liên đoàn Các trường đại học Pakistan (FAPUASA), cảnh báo nhiều trường đã buộc phải ngừng trả lương cho nhân viên do thiếu hụt ngân sách. Kết quả, nhiều giảng viên, nhân viên không thể kiếm đủ sống.

Trước tình hình khó khăn hiện nay, các trường đại học kêu gọi Chính phủ liên bang Pakistan tăng ngân sách phát triển trong năm nay. Chính quyền các địa phương cũng được khuyến khích tăng viện trợ không hoàn lại cho các tổ chức thuộc thẩm quyền.

Pakistan hiện chi 2,3% GDP cho giáo dục, thấp hơn nhiều so với mức 4% mà các quốc gia thành viên UNESCO thống nhất vào năm 2015.

Một phần khó khăn hiện nay là do Pakistan phải hứng chịu đợt lũ lụt lịch sử vào năm ngoái, khiến kinh tế - xã hội của đất nước bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có giáo dục.

Chính phủ đã khuyến khích các trường đại học chuyển sang mô hình doanh nghiệp để tạo ra nhiều vốn hơn. Tuy nhiên, hoạt động của mô hình này còn gặp nhiều khó khăn.

Theo THE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Lần đầu nếm kẹo dừa non

GD&TĐ - Thực ra, kẹo dừa non được nhắc là quà đặc sản ở Phú Yên và thường mang màu vàng hoặc xanh cốm.

Khu vườn nhà êm ả. Ảnh: Ngọc Phạm

Giọt quê, giọt nhớ

GD&TĐ - Mỗi lần ai đó hỏi quê tôi ở đâu, mùa Xuân năm nay có về quê không, tôi thường trả lời quê em xa lắm, em không về...