Trường học khẩn trương khắc phục hậu quả sau lũ

Trường học khẩn trương khắc phục hậu quả sau lũ

(GD&TĐ) - Nước rút. Không quản nặng nhọc và cảnh “chân lấm, tay bùn), giáo viên cùng học sinh chung tay khẩn trương vét bùn, chuyển đất, lau chùi và dọn vệ sinh trường lớp đến việc khắc phục, sửa chữa những đồ dùng dạy học bị hư hại do ngập nước… Đó là khung cảnh mà chúng tôi ghi nhận được sau khi đến các trường học bị ngập trong những ngày mưa lũ vừa qua.

Nước rút tới đâu, vét bùn dọn vệ sinh tới đó

Khi các con đường còn nhẫy nhụa bùn non. Dòng sông vẫn đỏ ngàu cuộn chảy. Tạm gác lại những công việc gia đình bộn bề sau lũ, những người giáo viên đã có mặt kịp thời ở trường sau khi nước rút để khẩn trương vét đất, chuyến bùn, cùng chung tay giúp trường khắc phục khó khăn. Trường THCS Phạm Văn Đồng ở thôn Phú Hoà 1, xã Hoà Nhơn (Hoà Vang, TP Đà Nẵng) nằm bên bờ sông Tuý Loan nên lượng bùn non động lại sau khi nước rút sẽ rất lớn. Vì vậy, vừa theo dõi tình hình mưa lũ, vừa rút kinh nghiệm đợt lụt trước nên khi có dấu hiệu nước xuống, ngay trong đêm 8/11, Ban giám hiệu nhà trường đã bố trí giáo viên trực bảo vệ tài sản, sẵn sàng kết hợp với nhân công thuê mướn đẩy bùn và dọn vệ sinh phòng học. Thực hiện phương châm “nước rút đến đâu, vét bùn dọn vệ sinh tới đó” nên lượng công việc và thời gian khắc phục sau lũ khá nhẹ nhàng. Thầy Trương Văn Tiếu, Hiệu trưởng cho biết: “Biết trước lượng bùn sẽ động lại sau khi nước rút sẽ rất lớn. Vì thế, trường đã chủ động thuê mướn nhân công kết hợp với đội ngũ giáo viên vừa đợi nước rút vừa đẩy bùn theo dòng nước nên công việc bớt phần nặng nhọc và rút ngắn được thời gian nghỉ học vì mưa lũ, nhằm đảm bảo đúng chương trình và nội dung dạy học”.

Giáo viên cùng học sinh cũng không quản ngại vất vả chung tay dọn vệ sinh, vét bùn sau mưa lũ.
Giáo viên cùng học sinh cũng không quản ngại vất vả chung tay dọn vệ sinh, vét bùn sau mưa lũ.

Cùng góp sức sau buổi học đầu tiên, học sinh khối 9 cùng tập thể giáo viên chuyển phần bùn còn sót lại khu vực sân trường. Không ai bảo ai, mỗi người mỗi việc tạo nên một khung cảnh vừa khẩn trương, vừa sôi động. Giáo viên dạy môn Hoá, Nguyễn Trường Vỹ tâm sự: “Đáng lẽ chiều nay theo lịch giáo viên sẽ họp tổ bộ môn nhưng trường lớp còn bề bộn sau lũ, môi trường lớp học chưa sạch, với lại còn nhiều bùn đất động lại ở sân trường nên toàn bộ giáo viên quyết dồn sức tổng vệ sinh trường lớp một lần nữa”.

Chúng tôi càng bất ngờ hơn khi các trường học nằm trong địa bàn bị ngập sâu sau khi nước vừa rút cũng đã nhanh chống triển khai công tác khắc phục triển khai dạy học sớm. Tuy đa phần là giáo viên nữ nhưng những cô giáo ở các Trường TH số 1 Hoà Nhơn (xã Hoà Nhơn, Hoà Vang) và Trường TH Số 2 Hoà Châu (xã Hoà Châu, Hoà Vang)…không ngại nặng nhọc “xắn tay” khắc phục hậu quả mưa lũ, không thể kéo dài tình trạng học sinh nghỉ học vì hậu quả mưa lũ kéo dài, giúp trường kịp thời triển khai công tác dạy học.

Các trường học khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ, nhanh chống triển khai dạy học trở lại
Các trường học khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ, nhanh chống triển khai dạy học trở lại

Cô giáo như mẹ hiền!

Trong đợt mưa lũ này, toàn khu vực miền Trung có tất cả 165 trường học bị ngập nước, nhưng số trường phải nghỉ học nhiều hơn con số này. Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã thống kê trong đợt mưa lũ từ ngày 4 đến 8/11, chỉ riêng thành phố Đà Nẵng có 164 trường học bị ngập.

Sau khi đến các trường nắm bắt tình hình khắc phục mưa lũ thì đa số các trường học trên địa bàn Đà Nẵng đều khẳng định, kết thúc tuần học tới học sinh đã theo kịp chương trình học tập. Cô Ngô Thị Mai, Hiệu trưởng Trường TH số 2 Hoà Châu (xã Hoà Châu, Hoà Vang) cho biết: “Trường đã tổ chức dạy hai buổi trong ngày, nhưng trường đã lên kế hoạch tổ chức dạy bù vào các ngày thứ bảy nên chỉ đến thứ tư tuần sau học sinh sẽ theo học đúng như chương trình đã quy định”.

Thiếu phòng lớp học nhưng các trường cũng đã chủ động lên kế hoạch dạy bù một cách kịp thời. Thầy Trương Văn Tiếu cho biết thêm: “Đây là thời điểm gần cuối học kỳ một, nhưng không phải vì mục tiêu đuổi kịp chương trình dạy học theo quy định mà bỏ qua khâu đánh giá chất lượng giờ dạy của từng giáo viên trong từng tiết dạy. Trái lại, mọi kế hoạch và chủ trương của nhà trường luôn hướng đến vì chất lượng học sinh”.

Cùng chung quan điểm và ý nghĩ đó, cô Ngô Thị Mai bày tỏ: “Tính từ đầu năm học đến nay, học sinh trường đã phải nghỉ học vì hai đợt mưa lũ. Giáo viên nhà trường luôn hiểu được rằng, những khó khăn, trắc trở đó sẽ ảnh hưởng không ít đến kết quả và chất lượng học tập của học sinh. Do vậy, ngoài tình cảm “cô giáo như mẹ hiền” thì mỗi thầy cô đều có những hành động chia sẻ khó khăn, vất vả với học sinh. Mà điều thể hiện rõ ràng nhất là qua từng giờ dạy của mình. Tập thể CBGV nhà trường sẽ giữ mãi tinh thần đó cho dù hậu quả mưa lũ có lớn hơn nhiều lần!”.

Mới hôm trước, những ngôi trường còn ngập trong nước lũ, bùn đất, nhưng nay được trả lại màu áo, những hàng cây đã xanh thắm trở lại, những căn phòng được lau dọn sạch sẽ. Tuy còn đâu đó những khó khăn nhưng chúng tôi tin rằng bằng tấm lòng với học sinh, người giáo viên nơi đây sẽ trả lại màu khát vọng cho những ngôi trường.

Phan Đại Thắng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.