Theo đó, chỉnh sửa quy trình chấp thuận bài báo công bố quốc tế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ công bố quốc tế như: Đơn giản hóa thủ tục đăng ký; không thành lập Hội đồng xét duyệt; khi có bài báo công bố sẽ được thanh toán toàn bộ kinh phí hỗ trợ tương ứng.
Đồng thời, điều chỉnh mức thưởng bài báo công bố quốc tế như sau: ISI/Scopus Q1 có IF>2: 200 triệu đồng; ISI/Scopus Q1 có IF> 1: 150 triệu đồng; ISI/Scopus Q1 có IF< 1: 100 triệu đồng; Scopus Q2: 80 triệu đồng; Scopus Q3: 60 triệu đồng; Scopus Q4: 30 triệu đồng (áp dụng đến hết năm 2020).
Nhà trường hỗ trợ 10 triệu/ đề tài khi viết thuyết minh đấu thầu đề tài cấp Nhà nước, đề tài NAFOSTED; hoặc 35 triệu/đề tài nếu đề tài không được chấp thuận và chuyển thành đề tài cấp trường.
Một số giải pháp khác để tiếp tục thúc đẩy việc nghiên cứu hàn lâm và công bố quóc tế của UEH là: Tổ chức hội thảo về công bố quốc tế theo nhóm chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh - Thương mại, Luật, Công nghệ thông tin - Toán... với diễn giả là các giảng viên có kinh nghiệm công bố quốc tế và Tổng Biên tập tạp chí đạt chuẩn ISI/Scopus.
Viên chức UEH đang làm việc/học tập tại nước ngoài có bài báo công bố quốc tế được thưởng theo xếp hạng của tạp chí công bố. Bài báo thể hiện thông tin tác giả thuộc UEH.
Thành lập các Nhóm nghiên cứu mạnh (chuyên ngành hoặc liên ngành). UEH đầu tư cơ sở vật chất, cấp phòng làm việc; giới thiệu Nhóm nghiên cứu với các tổ chức trong nước và quốc tế; hỗ trợ kinh phí hoạt động khoảng 35 triệu/năm cho nhóm nghiên cứu có kế hoạch hoạt động, chương trình làm việc cụ thể và được Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu.
Mời các chuyên gia/giáo sư ngoài nước gắn kết, hợp tác với UEH trong công bố quốc tế. Các VC, NCS của UEH đươc hường toàn bộ số tiền thưởng khi viết chung với tác giả ngoài UEH.
NCS của UEH khi công bố quốc tế được hưởng chính sách khen thường như VC; khuyến khích NCS mời các thầy/cô có kinh nghiệm công bố quốc tế cùng đứng tên bài báo.
Khi thực hiện hợp tác quốc tế, mỗi bên trích một phần lợi nhuận để hình thành Quỹ nghiên cứu khoa học hàn lâm.
Trường này cho biết, thời gian vừa qua nhà trường đã triển khai một số giải pháp và chính sách thúc đẩy nghiên cứu hàn lâm và công bố quốc tế, số lượng bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín tăng qua các năm. Tuy nhiên, theo thông kê chi có khoảng 15% tổng số giảng viên của UEH tham gia hoạt động trên.