Trường ĐH Mở Hà Nội khánh thành phòng học công nghệ đa năng

GD&TĐ - Sáng 14/1, Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức cắt băng khánh thành phòng học công nghệ đa năng tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Nam Định.

TS Trương Tiến Tùng (bên phải) và ông Vũ Xuân Mai - Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Nam Định cắt băng khánh thành.
TS Trương Tiến Tùng (bên phải) và ông Vũ Xuân Mai - Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Nam Định cắt băng khánh thành.

Phòng học bao gồm 31 máy tính xách tay đồng bộ và hệ thống mạng, với tổng trị giá 650 triệu đồng, được kết nối với hệ sinh thái công nghệ của Trường ĐH Mở Hà Nội.

Được biết, đây là phòng công nghệ thứ 9 được Trường ĐH Mở Hà Nội đầu tư tại các trạm đào tạo từ xa, nhằm phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân, từng bước xây dựng xã hội học tập và công dân học tập suốt đời.

Sau hơn 27 năm xây dựng, phát triển, tiên phong trong giáo dục mở và đào tạo từ xa, với gần 100 đơn vị hợp tác, các trạm đào tạo từ xa; Trường ĐH Mở Hà Nội đã đào tạo và cấp bằng cho gần 200.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và thạc sĩ, tiến sĩ.

Các đại biểu trải nghiệm phòng học công nghệ đa năng.
Các đại biểu trải nghiệm phòng học công nghệ đa năng.

TS Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội khẳng định, nhà trường sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xây dựng phòng học công nghệ đa năng và chia sẻ kinh nghiệm, nguồn tài nguyên học liệu tới các đơn vị.

“Chúng tôi mong muốn sẽ là đơn vị truyền cảm hứng tới các cơ sở giáo dục, với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái giáo dục mở, tạo môi trường để các đơn vị có thể chia sẻ tài nguyên, tương trợ nhau cùng phát triển; từ đó góp phần xây dựng xã hội học tập” - TS Trương Tiến Tùng chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.