Trường ĐH Luật Hà Nội nhận Giấy chứng kiểm định 7 chương trình đào tạo thạc sĩ

GD&TĐ - Trường ĐH Luật Hà Nội tổ chức Lễ công bố, đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định 7 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu.

Lãnh đạo Nhà trường nhận các quyết định về công nhận 07 chương trình đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Lãnh đạo Nhà trường nhận các quyết định về công nhận 07 chương trình đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Khai mạc buổi lễ, TS. Trần Kim Liễu - Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường ĐH Luật Hà Nội đã báo cáo về quá trình triển khai kiểm định 7 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu.

Theo đó, Trường ĐH Luật Hà Nội đã ban hành 7 quyết định thành lập 7 Hội đồng Tự đánh giá; 7 Kế hoạch Tự đánh giá; 3 quyết định: quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai công tác kiểm định; quyết định bổ sung thành viên Ban chỉ đạo; quyết định thành lập Tổ công tác hỗ trợ các nhóm chuyên trách.

Tổng số người tham gia hoạt động đánh giá gần 400 người với 269.658 trang tài liệu, 3.756 minh chứng. Đoàn đánh giá ngoài của Trung tâm KĐCLGD Thăng Long gồm 16 thành viên đã làm việc trực tiếp.

Trong thời gian làm việc tại Trường, các chuyên gia của Đoàn đã rà soát báo cáo tự đánh giá, đối chiếu minh chứng được cung cấp, làm việc trực tiếp với các nhóm công tác chuyên trách phụ trách các tiêu chuẩn, tiêu chí, tham quan cơ sở vật chất và trực tiếp phỏng vấn 6 nhóm đối tượng.

TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, đây là kết quả tốt đẹp từ sự nỗ lực phấn đấu xây dựng và phát triển tập thể lãnh đạo, viên chức, người lao động và người học. Bên cạnh đó, có kết quả này phải kể đến quá trình làm việc khoa học, trách nhiệm, nghiêm túc, công tâm, khách quan.

TS. Đoàn Trung Kiên cũng cảm ơn và tiếp thu tất các các ý kiến đánh giá, nhận xét, góp ý của các chuyên gia Đoàn đánh giá ngoài đến từ Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long và sẽ ban hành kế hoạch để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được Đoàn đánh giá chỉ ra.

kd-1.jpg
TS. Nguyễn Văn Đường - Giám đốc và ThS. Trần Thị Vân - Chuyên gia của Trung tâm Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long đại diện Trung tâm nhận bó hoa tri ân từ Nhà trường.

Để tiếp tục phát huy truyền thống và thành tựu trong suốt chặng đường 45 năm xây dựng phát triển, TS. Đoàn Trung Kiên mong rằng tập thể Nhà trường và từng cá nhân không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo để hoàn thành mục tiêu chiến lược đến năm 2030 Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; trường trọng điểm về đào tạo pháp luật; trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và truyền bá tư tưởng pháp lý hàng đầu Việt Nam, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Thay mặt Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long, ThS. Trần Thị Vân - Chuyên gia của Trung tâm đã công bố quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo và trao quyết định kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đối với 7 chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Đại diện lãnh đạo Trung tâm KĐCLGD Thăng Long, TS. Nguyễn Văn Đường - Giám đốc Trung tâm nhấn mạnh kết quả ngày hôm nay là sự nỗ lực của toàn trường, trong đó phải kể đến đội ngũ các thầy cô trong ban lãnh đạo đã có những chỉ đạo quyết liệt, các thầy cô giảng viên, viên chức, người lao động, người học đã cung cấp minh chứng và phối hợp với trung tâm để đưa ra các số liệu, dữ liệu thông tin làm cơ sở cho việc nhận định, đánh giá cho 07 chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu của Nhà trường.

Trong suốt quá trình đánh giá, Trường ĐH Luật Hà Nội đã phối hợp với Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long, tiến hành các hoạt động Khảo sát chính thức đánh giá chất lượng đối với 7 chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu của Nhà trường.

Đoàn đánh giá đã ghi nhận những điểm mạnh, những ưu thế của Nhà trường để tiếp tục phát huy, đặc biệt là việc chỉ ra giúp Nhà trường nhận thấy rõ những điểm tồn tại, hạn chế ở cả 11 tiêu chuẩn của 7 chương trình.

Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp Nhà trường sau đợt đánh giá này sẽ xây dựng được kế hoạch thực hiện để có lộ trình khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế nhằm từng bước cải tiến chất lượng, nâng cao vị thế và uy tín của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ