Những thách thức về sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Sự phát triển vượt bậc của AI, bên cạnh những thành tựu to lớn về đổi mới sáng tạo trong nhiều lĩnh vực cũng phát sinh những thách thức về an ninh.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Đó là chia sẻ của PGS.TS Vũ Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội tại Hội thảo quốc tế “Những thách thức về sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo so sánh pháp luật của quốc gia Châu Á” ngày 5/12.

Phát biểu khai mạc, PGS Vũ Thị Lan Anh cho biết, sở hữu trí tuệ là một khái niệm pháp lý được xây dựng để bảo vệ các sáng tạo của con người, khuyến khích đổi mới và đầu tư. Tuy nhiên, khi AI có khả năng tạo ra những sáng tạo độc đáo, rất nhiều câu hỏi, cũng như thách thức đã được đặt ra như vấn đề xác định tác giả, việc xem xét tính mới, tính sáng tạo, khả năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ…

Theo PGS Vũ Thị Lan Anh, không chỉ dừng lại ở đó, sự phát triển vượt bậc của AI, bên cạnh những thành tựu to lớn về đổi mới sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, lại đồng thời phát sinh những thách thức về an ninh, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và an ninh mạng.

Những thách thức về vấn đề đạo đức như quyền riêng tư, trách nhiệm pháp lý, và sự công bằng xã hội; những thách thức về nguồn nhân lực và đe dọa đối với việc làm trong xã hội…

Để giải quyết những thách thức này, chúng ta cần hoàn thiện khung pháp lí hiện hành để phù hợp với thực tiễn của kỉ nguyên AI; xây dựng các cơ chế quản lí hiệu quả để giám sát và kiểm soát việc sử dụng AI, đảm bảo rằng AI được phát triển và ứng dụng một cách có trách nhiệm và tuân thủ pháp luật.

3c7aae48-b447-4907-a4bf-9e2619671f7a.jpg

Đồng thời, việc hợp tác quốc tế là vô cùng cần thiết để xây dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất về sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên AI. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích đổi mới sáng tạo trên toàn cầu.

Hội thảo quốc tế “Những thách thức về sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo So sánh pháp luật của quốc gia Châu Á lần này tập trung vào các vấn đề về chung của sở hữu trí tuệ;

Đánh giá các thách thức mà trí tuệ nhân tạo đặt ra cho hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, như quyền tác giả đối với sản phẩm do AI tạo ra, bảo vệ sáng chế trong lĩnh vực công nghệ. Các vấn đề liên quan đến dự liệu nghiên cứu và so sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia châu Á từ đó nhận diện những điểm tương đồng và khác biệt, giúp xác định những thách thức cũng như cơ hội hợp tác trong việc điều chỉnh các quy định pháp luật và đề xuất các giải pháp, chính sách và khuyến nghị cụ thể cho việc cải thiện và cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên AI.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ