Trường ĐH Kinh tế Huế ký kết hợp tác với Tổ chức Giáo dục quốc tế IIG Việt Nam

GD&TĐ - Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế ký hợp tác với Tổ chức Giáo dục quốc tế IIG Việt Nam về lĩnh vực tiếng Anh, Tin học để phát triển nhân lực cao.

Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế và Tổ chức Giáo dục quốc tế IIG Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác về việc triển khai đánh giá tiếng Anh theo chuẩn quốc tế TOEIC và cấp chứng chỉ Tin học (MOS).
Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế và Tổ chức Giáo dục quốc tế IIG Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác về việc triển khai đánh giá tiếng Anh theo chuẩn quốc tế TOEIC và cấp chứng chỉ Tin học (MOS).

Chiều 11/11, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cùng với Tổ chức Giáo dục quốc tế IIG Việt Nam chính thức ký thỏa thuận hợp tác về việc triển khai đánh giá tiếng Anh theo chuẩn quốc tế TOEIC và cấp chứng chỉ tin học (MOS), cùng với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

Tham dự lễ ký kết, về phía Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế có PGS.TS. Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng; đại diện lãnh đạo các phòng ban thuộc trường. Về phía Tổ chức Giáo dục IIG có bà Phạm Thị Khánh Phượng - Giám đốc Điều hành Chi nhánh Công ty CP IIG Việt Nam tại Đà Nẵng và cùng các thành viên của tổ chức IIG.

Tại buổi lễ, lãnh đạo hai đơn vị đã thống nhất và đưa ra những chiến lược hợp tác phát triển, nhằm mục đích nâng cao trình độ kỹ năng bổ trợ toàn diện cho sinh viên, tạo dựng môi trường sư phạm hiện đại, hướng tới mục tiêu quốc tế hóa giáo dục.

PGS.TS. Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế, ĐH Huế (đứng) phát biểu tại buổi lễ.

PGS.TS. Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế, ĐH Huế (đứng) phát biểu tại buổi lễ.

Theo đó, IIG Việt Nam sẽ đồng hành cùng trường thực hiện lộ trình chuẩn hóa đầu ra cho sinh viên về năng lực sử dụng tiếng Anh bằng bài thi TOEIC và TOEFL iBT quốc tế. Trường ĐH Kinh tế sẽ thông báo chuẩn đầu ra tiếng Anh trong đó có bài thi TOEIC và TOEFL ITP cho sinh viên của trường kể từ khoá nhập học 2022- 2023. Đồng thời, IIG Việt Nam sẽ tư vấn cho trường trong việc sử dụng các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC, TOEFL ITP, TOEFL iBT vào chính sách tuyển sinh nhằm thu hút được các học sinh giỏi vào trường.

Thêm vào đó, IIG sẽ phối hợp trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh phân loại đầu vào cho sinh viên năm thứ nhất bằng bài thi TOEIC Placement Test theo lộ trình hai bên cùng thống nhất. Nhằm tối ưu chất lượng đào tạo, IIG sẽ triển khai các khóa tập huấn cho giảng viên bên cạnh việc cung cấp các chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến ED (English Discoveries), TOEIC OLPC để trường kết hợp trong quá trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên.

Với Tin học, IIG sẽ tư vấn xây dựng lộ trình đáp ứng chuẩn đầu ra theo các bài thi quốc tế MOS, IC3 Digital Literacy Certification, ACPro cho sinh viên, học viên tương ứng với các loại hình đào tạo của trường. Trường ĐH Kinh tế sẽ thông báo chuẩn đầu ra Tin học trong đó có bài thi MOS cho sinh viên của trường kể từ khoá nhập học 2022- 2023. Bên cạnh đó, IIG sẽ cung cấp các khóa tập huấn, phương pháp đào tạo chuẩn quốc tế thông qua các công cụ tiên tiến như MOS Gmetrix, Jasperactive cũng như phối hợp tổ chức thi các bài thi Tin học quốc tế cho cán bộ, giảng viên và đông đảo sinh viên nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường và Tổ chức giáo dục quốc tế IIG Việt Nam thỏa thuận nhiều điểm hợp tác trong lĩnh vực tiếng Anh và Tin học, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Lãnh đạo nhà trường và Tổ chức giáo dục quốc tế IIG Việt Nam thỏa thuận nhiều điểm hợp tác trong lĩnh vực tiếng Anh và Tin học, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo PGS.TS. Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường và Tổ chức giáo dục quốc tế IIG Việt Nam đánh dấu một cột mốc mới trong chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường trong lĩnh vực tiếng Anh và Tin học, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.