Trường ĐH Hà Nội hướng đến đại học số

GD&TĐ - Trường ĐH Hà Nội đã xây dựng dự thảo Đề án chuyển đổi số tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Nhà trường sẽ hướng đến trường đại học số.

TS Lương Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo.
TS Lương Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo.

Chiều 21/4, Trường ĐH Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Hành trình chuyển đổi số - góc nhìn từ chuyên gia quốc tế” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, TS Lương Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội – nhìn nhận, thuật ngữ “chuyển đổi số” ngày càng trở nên quen thuộc. Nhà trường xác định, phát triển công nghệ thông tin là một trong những giá trị quan trọng để thực hiện “Chiến lược phát triển Trường ĐH Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”.

Trường đã xây dựng dự thảo Đề án chuyển đổi số tầm nhìn đến năm 2030 và sẽ sớm ban hành trong thời gian tới. Theo đó, chuyển đổi số của Nhà trường sẽ hướng đến trường đại học số.

Trong giai đoạn 2022 – 2025 là xây dựng nền tảng số (nền tảng hạ tầng, nền tảng pháp lý). Đến 2025 – 2030, nhà trường sẽ đẩy mạnh phát triển số. Đến 2030 có đại học số trong trường thông minh.

Chuyên gia Đức Đỗ chia sẻ tại hội thảo.

Chuyên gia Đức Đỗ chia sẻ tại hội thảo.

TS Lương Ngọc Minh nhấn mạnh, việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm với những chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia sẽ đóng vai trò quan trọng với đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường.

Tại Hội thảo, chuyên gia Đức Đỗ - Giám đốc điều hành ETLabs, Australia; chuyên gia về Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số chia sẻ về chuyên đề “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học”. Qua đó, giúp các đại biểu có cái nhìn toàn cảnh và xu thế phát triển của công nghệ số trong bối cảnh hiện tại và tương lai.

Theo chuyên gia Đức Đỗ, chuyển đổi số trong giáo dục đại học thực chất là lấy sinh viên làm trung tâm. Xây dựng chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học là chuỗi nâng cấp năng lực theo chiến lược cụ thể, phù hợp với trường đại học và xu thế của quốc tế.

Các đại biểu tham dự hội thảo giao lưu trao đổi với diễn giả Đức Đỗ.

Các đại biểu tham dự hội thảo giao lưu trao đổi với diễn giả Đức Đỗ.

Dự đoán, “Chuyển đổi số” sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn cầu, chuyên gia Đức Đỗ nhìn nhận, chuyển đổi số làm thay đổi căn bản cách quản trị, sản xuất, giảng dạy và học tập.

Thực hiện việc chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý của mỗi cơ sở giáo dục đại học nhằm hướng đến phát triển bền vững. Qua đó, góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học năm 1945 nhờ công trình về Penicillin: Alexander Fleming, Howard Florey và Ernst Boris Chain (từ trái qua).

Ai là 'cha đẻ' của thuốc kháng sinh?

GD&TĐ - Một sinh viên Y khoa người Pháp tên là Ernest Duchesne đã trình luận án Tiến sĩ mang tính đột phá về sự đối kháng giữa nấm mốc và vi khuẩn.

Beethoven đời thực luôn trong bộ dạng cáu bẳn. Ảnh: Stock.adobe.com.

Nửa... nhiều tật của Beethoven

GD&TĐ - Beethoven là cháu nội của Lodewijk van Beethoven (1712 – 1773), nhạc sĩ tài năng và được kính trọng nhất ở Bonn (Đức).

Ảnh: Quốc Bình.

Bâng khuâng chanh đào

GD&TĐ - Năm nào chẳng thế, cứ độ cuối tháng 8 sang đầu tháng 9 âm lịch là nó lượn vòng chợ tạm dặn mấy bà bán rau lấy giúp vài ba cân để ngâm.

Tạp chí Rolling Stone từng vinh danh Lana Del Rey là 'Nghệ sĩ người Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ 21'.

'Sầu nữ' Lana Del Rey

GD&TĐ - Danh hiệu 'Nữ hoàng của dòng nhạc sadcore' từng thuộc về Cat Power vào năm 2006.

Châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sốt rét. Ảnh: ITN

'Gánh nặng' sốt rét

GD&TĐ - Trong thập kỷ qua, tình trạng kháng thuốc điều trị được coi là mối đe dọa đối với các nỗ lực kiểm soát sốt rét toàn cầu.