Trường đại học với vai trò 'Đổi mới sáng tạo và hội nhập vì phát triển'

GD&TĐ - Trường ĐH Ngoại thương vừa tổ chức Hội thảo quốc tế thường niên “Đổi mới sáng tạo và hội nhập vì phát triển”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đổi mới sáng tạo và hội nhập vì phát triển
Các đại biểu tham dự Hội thảo đổi mới sáng tạo và hội nhập vì phát triển

Với mong muốn xây dựng một diễn đàn học thuật có uy tín về những vấn đề nổi bật trong nghiên cứu phát triển đồng thời là những lĩnh vực nhà trường có thế mạnh, Hội thảo lần thứ nhất năm 2022 với chủ đề “Thích ứng và Phát triển vượt qua đại dịch” (Adaptation and Thriving through the Covid-19 Pandemic).

Hội thảo có sự phối hợp của trường Kinh doanh quốc tế SolBridge, ĐH Woosong (Hàn Quốc), là đối tác của Nhà trường trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hội thảo cũng được bảo trợ bởi 2 tạp chí quốc tế thuộc danh mục WoS (trong đó có một số đặc biệt) và tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (Journal of International Economics and Management) của Trường ĐH Ngoại thương.

Đại biểu tham luận tại Hội thảo “Đổi mới sáng tạo và hội nhập vì phát triển”

Đại biểu tham luận tại Hội thảo “Đổi mới sáng tạo và hội nhập vì phát triển”

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho biết: Các vấn đề liên quan tới đổi mới, sáng tạo và hội nhập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững. Hội thảo sẽ là một diễn đàn mở cho các nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên và sinh viên trao đổi, thảo luận về các vấn đề thích ứng và phát triển để vượt qua đại dịch Covid 19.

Tại phiên toàn thể, các đại biểu đã lắng nghe 2 bài tham luận đề dẫn của GS Han Choong Min - Trường Kinh doanh quốc tế SolBridge và PGS, TS Đào Ngọc Tiến - Trường ĐH Ngoại thương. Tại 8 phiên song song, 35 bài nghiên cứu (trong đó có 21 bài của các nhà khoa học, giảng viên và 14 bài của sinh viên). Các báo cáo đã được nhận xét, góp ý bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có uy tín đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Nhiều nội dung báo cáo được đánh giá cao về tính thực tiễn như: Tăng trưởng và Phát triển vượt qua đại dịch Covid-19; Thương mại và đầu tư quốc tế trước bối cảnh đại dịch Covid-19; Sự ứng phó và phát triển của các doanh nghiệp trước bối cảnh bình thường mới; Áp dụng công nghệ mới và số hóa để đối phó với những thách thức mới; Chính sách áp dụng trong bối cảnh bình thường mới…Ban tổ chức đã lựa chọn và trao giải cho 7 bài nghiên cứu có chất lượng nổi bật và 1 bài nghiên cứu có chất lượng tốt nhất để trao giải.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.