Trường đại học “tái đấu” với Covid-19

Trường đại học “tái đấu” với Covid-19

Đầu tư hàng tỷ đồng mua server dạy online

Khi dịch Covid-19 quay trở lại, một trong những diễn tiến dễ nhận thấy tại các cơ sở giáo dục ĐH là dịch chuyển từ hình thức dạy trực tiếp sang trực tuyến (online). Tuy nhiên lần dịch chuyển thứ 2 này tương đối nhanh và nhẹ nhàng hơn lần đầu.

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT), nhà trường nhanh chóng triển khai, thực hiện các chỉ thị và hướng dẫn của UBND TPHCM, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT về vệ sinh, phòng dịch.

"Hiện tại một số khoa của trường đã dạy và thi xong. Mặc dù bị ảnh hưởng do dịch bệnh nên nghỉ học kéo dài, nhưng nhà trường vẫn bảo đảm tiến độ kết thúc các học phần theo dự tính. Tuy nhiên cũng có một số đơn vị trễ hơn 2 - 4 tuần tùy vào việc nắm bắt, ứng dụng công nghệ online nhanh hay chậm. Đồng thời, để ứng phó với dịch Covid-19 và đẩy mạnh dạy học online, nhà trường đã đầu tư hàng tỷ đồng mua phần mềm, server cloud để phục vụ giảng dạy theo xu thế mới" - TS Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

Tương tự, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) cũng kích hoạt chương trình dạy học trong mùa dịch. PGS.TS Ngô Văn Thuyên - Chủ tịch Hội đồng trường HCMUTE cho biết: Các lớp lý thuyết chuyển sang hình thức học online. Đồng thời, năm học mới của trường cũng sẽ bắt đầu vào tháng 10, muộn hơn 1 tháng so mọi năm do tuyển sinh muộn và thực tập của học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 phải kéo dài để đủ số giờ.

Từ ngày 3/8, các lớp học phần lý thuyết được Trường ĐH Văn Lang TPHCM (VLU) chuyển sang giảng dạy online qua hệ thống moodle (https://hoctructuyen.vanlanguni.edu.vn) và hệ thống Microsofl Team (MS Team). Theo đó, GV thiết kế bài giảng có thời lượng phù hợp để tiếp tục dạy online các nội dung tiếp theo cho đến khi kết thúc học phần. GV linh động áp dụng hình thức đánh giá quá trình học tập giữa khối lượng đã dạy trực tiếp trên lớp và dạy online; đánh giá cuối kỳ có thể bằng hình thức thi vấn đáp (online) hoặc cho sinh viên làm tiểu luận.

"Với các học phần thực hành, thí nghiệm, đồ án và các học phần đặc thù nếu không thể dạy online, GV tiếp tục giảng dạy tập trung tại trường cho đến khi kết thúc môn học hoặc khi trường có thông báo mới. Đồng thời, nhà trường yêu cầu khi giảng dạy tại trường, GV và SV phải thực hiện nghiêm túc việc đo thân nhiệt, sát khuẩn và đeo khẩu trang.

Đối với các học phần kiến tập, thực tập ngoài trường, VLU yêu cầu bảo đảm an toàn sức khỏe cho SV là trên hết nên giao quyết quyết định cho các trưởng khoa trong việc ngừng hay tiếp tục học phần này. Nhà trường cũng cân nhắc chuyển hình thức bảo vệ đồ án, khóa luận sang online…" - ThS Võ Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng thường trực VLU thông tin.

Trường ĐH Lạc Hồng (LHU, Đồng Nai) cũng thông báo dời lịch nhập học lại (từ 24/8, muộn 2 tuần so với kế hoạch). "SV có thể vào hệ thống online để học bài trước. Nhà trường trang bị phần mềm Zoom bản quyền để việc học online được tốt nhất, kiên quyết không để SV nào bị tụt lại phía sau. Đồng thời, ngày 4 - 5/8 trường phát 2.500 khẩu trang cho SV và người dân để phòng chống dịch..." - TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng LHU chia sẻ.

Trường ĐH Lạc Hồng tiến hành khử khuẩn các khu vực trong trường. Ảnh: NTCC
Trường ĐH Lạc Hồng tiến hành khử khuẩn các khu vực trong trường. Ảnh: NTCC

Hoãn học quân sự, hội nghị hè

Ảnh hưởng dịch Covid-19, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN)- ĐHQG TPHCM thông báo cho sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (NLU) và Trường ĐH Quốc tế (IU) - ĐHQG TPHCM tạm hoãn chương trình học giáo dục quốc phòng tại đây. Trong khi đó, sinh viên Trường CĐ Xây dựng 2 tập trung từ ngày 3/8 nhưng phải điều chỉnh quân số đại đội dưới 100 SV và thống nhất ở nội trú 100% suốt khóa học, giãn cách số lượng trong phòng ở nội trú.

Ngoài ra, trung tâm cũng yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng lại kế hoạch, như điều chỉnh giảm biên chế của trường NLU, IU xuống 1 đại đội còn 75 SV (khi học online ghép 4 đại đội), đồng thời tham mưu việc cắt giảm nội dung, thời gian bài giảng các học phần trong giới hạn khóa học.

Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng NLU, sinh viên của trường được tạm hoãn học giáo dục quốc phòng 1 tuần. Từ ngày 10/8, SV sẽ học tuần đầu tiên theo hình thức online; tuần 2 (từ 17/8) học tập trung đến hết 28/8 (kết hợp học online và học thực hành quân sự).

Phía IU cho SV học môn Giáo dục quốc phòng và môn Giáo dục thể chất theo điều chỉnh từ Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - ĐHQG TPHCM. Theo đó, thời gian học GDQP&AN năm học 2019 - 2020 của SV IU bắt đầu từ ngày 10/8.

"Nếu sinh viên có mong muốn không học GDQP&AN trong đợt này thì đăng ký theo đường link: https://forms.gle/4FutofFXzPtC9rYy7 để nhà trường lập danh sách gửi qua Trung tâm GDQP&AN. Hạn chót đăng ký trước 15 giờ, thứ Tư, ngày 5/8/2020. Còn với SV học môn Giáo dục thể chất được tạm nghỉ từ ngày 3/8 - 8/8/2020…" - thông báo của IU nêu.

Bên cạnh đó, một số trường như ĐH Công nghệ TPHCM, HUFLIT, ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) cũng thông báo tạm ngưng các hoạt động du lịch, hội nghị hè. "Hội nghị hè của trường theo kế hoạch diễn ra từ ngày 3 - 5/8 nhưng do ảnh hưởng của dịch Covia-19 nên tạm hoãn" - ThS Lê Phúc - Trưởng ban Truyền thông TDTU chia sẻ.

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM cho biết đã tiến hành khử khuẩn, đo thân nhiệt và chuẩn bị bồn rửa tay ở các điểm cho GV, SV vệ sinh trước khi vào lớp. Đồng thời, nhà trường hủy các đợt thực tập có đông SV tham gia tại các tỉnh, thành phố khác. Bên cạnh đó, các hội thảo, tọa đàm khoa học cũng hoãn…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.