Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số  

GD&TĐ -Không chỉ dừng lại ở dạy - học trực tuyến, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo, sinh hoạt khoa học, các hoạt động hợp tác quốc tế theo hình thức trực tuyến để thích ứng với điều kiện dịch bệnh.  

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng tư vấn tuyển sinh năm 2021 theo hình thức trực tuyến
Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng tư vấn tuyển sinh năm 2021 theo hình thức trực tuyến

Thay đổi để thích ứng

Dịch bệnh đã và đang vẽ lại bản đồ giảng dạy và học tập ở các cấp, các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, trong đó có việc giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.

Đợt Covid đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 2/2020, sau những lúng túng ban đầu, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng bắt đầu chuyển trạng thái vận hành với thông điệp “Ngừng đến trường nhưng không ngừng học và giảng dạy.” Trên tinh thần đó, Nhà trường rà soát lại nguồn lực, hạ tầng, trang thiết bị, kỹ năng mà Nhà trường đang có để bước vào “trận chiến” không được chuẩn bị trước đó.

Hệ thống trường quay ảo (Studio) được trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng triển khai ngay từ đợt dịch Covid - 19 lần thứ nhất đã được khai thác có hiệu quả trong dạy - học trực tuyến
Hệ thống trường quay ảo (Studio) được trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng triển khai ngay từ đợt dịch Covid - 19 lần thứ nhất đã được khai thác có hiệu quả trong dạy - học trực tuyến 

Giảng viên và sinh viên sử dụng hệ thống MS Teams, Google Meet, tương tác trên Zoom thay vì đến lớp trực tiếp, giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy online bằng việc khai thác các ứng dụng CNTT như: Kahoot, Educaplay, Joamboard, mentimeter, classroom point,…nhằm tạo ra môi trường học hiệu quả như các lớp học trực tiếp.

Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng CNTT, của chuyển đổi số trong dạy và học cũng như các diễn đàn khoa học, học thuật. Cùng với nhiều sáng kiến mới, thủ thuật hay, giảng viên nhà trường đã thể hiện sinh động các clip bài giảng ấn tượng tại Studio và trên hệ thống trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ là giải pháp đáp ứng sự thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh, mà đó còn là chiến lược của nhà trường trong việc thực hiện lộ trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng tính cạnh tranh. Chúng ta hoàn toàn tin chắc vào sự thành công trong việc chuyển đổi số từ sự sẵn sàng của giảng viên và người học trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0" - PGS.TS Trần Hữu Phúc, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng. 

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng thích ứng nhanh chóng với hình thức dạy học mới trong tình hình dịch bệnh là bởi trước đó, Nhà trường đầu tư và vận hành hệ thống quản lý bài giảng trực tuyến trong 5 năm qua trên nền tảng LMS (Learning Management System). Giảng viên Nhà trường thích ứng ngay với hệ thống quản lý bài giảng trực tuyến, phát huy hiệu quả vai trò LMS trong bối cảnh Covid toàn cầu. Toàn bộ bài giảng, bài tập, các thông báo giảng viên đều được đăng tải lên hệ thống, hoạt động đào tạo vì vậy không bị gián đoạn bởi dịch bệnh.

Nguồn học liệu phục vụ dạy học trực tuyến chính là một trong những điểm sáng do Trường Đại học Ngoại ngữ đã có sự chuẩn bị nguồn học liệu số trước đó. Trong hoạch định chiến lược chuyển đổi số, nhà trường đã xây dựng kho học liệu số. Thừa hưởng nguồn học liệu sẵn có, cán bộ, giảng viên của nhà trường đã bổ sung, cập nhật thêm và nhanh chóng đi vào khai thác, vận hành.

Sự ra đời của Trung tâm CNTT & Học liệu như là điểm sáng được kết nối từ nền tảng lâu dài và cấu trúc bền vững trong thời gian qua. Trung tâm phát huy vai trò với các đơn vị, học liệu với người học qua trang Thư viện (hệ thống thư viện điện tử), Fanpage của Nhà trường, Fanpage của Thư viện.). Trung tâm Công nghệ Thông tin & Học liệu được trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị, hàng chục nghìn bản sách, tài liệu, giáo trình và các nguồn tài nguyên học liệu số. Ngoài ra, Trung tâm còn được kết nối với hệ thống trường quay ảo (Studio), góp phần hình thành bản sắc, phong cách học tập, nghiên cứu đặc trưng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường.

Dựa trên 4 cơ sở về nền tảng tương tác, nền tảng quản lý, học liệu, thi online, Nhà trường vẫn duy trì hoạt động quản lý đào tạo, thực sự chuyển trạng thái thích ứng với dịch bệnh một cách có hiệu quả. Ngay trong thời điểm các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, SV được tổ chức thi tại nhà qua hệ thống trực tuyến exam online của Nhà trường.

Nhà trường thực hiện tư vấn tuyển sinh trực tuyến và tư vấn tuyển sinh chuyên sâu trên cơ sở khai thác mạng xã hội
Nhà trường thực hiện tư vấn tuyển sinh trực tuyến và tư vấn tuyển sinh chuyên sâu  trên cơ sở khai thác mạng xã hội

Từ chỗ thay đổi để thích ứng với tình hình dịch bệnh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đã chủ động khai thác triệt để ứng dụng CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số để duy trì các hoạt động giáo dục. Điều này đã mang lại một sự khác biệt chưa từng thấy so với việc dạy học trước đó. Nhà trường vẫn duy trì hoạt động dạy và học một cách hiệu quả với hình thức dạy học trực tuyến. Các chương trình hợp tác, hội nhập cũng như kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên vẫn diễn ra xuyên suốt trên không gian mạng.

Với năng lực thích ứng đúc kết từ quá trình chuẩn bị lâu dài, Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHĐN có định hướng khát vọng để thực hiện như mô hình Trường học 4.0

Trường học 4.0

 Trong 2 năm vừa qua, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có nhiều khoảng thời gian TP. Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa cứng nhưng Trường Đại học Ngoại ngữ vẫn triển khai có hiệu quả các hoạt động học thuật trong giảng viên và SV theo hình thức trực tuyến.

Có thể kể đến một số hoạt động mang tầm quốc gia và khu vực như: Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, bản ngữ và quốc tế học trong thời kỳ hội nhập” đánh giá ngoài chất lượng các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA lần thứ 229 của hội đồng bảo đảm chất lượng mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á; chương trình liên kết đào tạo sau đại học với Đại học Chung Ang, Đại học Victoria, Wellington (Newzealand); Hội thảo quốc tế VietTESOL (2020)…

Các hội thảo quốc gia, quốc tế vẫn được Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng tổ chức trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19
Các hội thảo quốc gia, quốc tế vẫn được Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng tổ chức trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19

PGS.TS Trần Hữu Phúc - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng cho biết: “Thành công trong các hội thảo trên đã khẳng định nguồn lực của nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tại các diễn đàn học thuật, Nhà trường cũng hướng tới các hoạt động hợp tác, trao đổi học liệu, tài liệu giảng dạy; trao đổi giảng viên, đặc biệt chào đón các chuyên gia tình nguyện và giảng viên bản ngữ đến giảng dạy và tham gia các dự án nghiên cứu; đồng chủ trì, hợp tác tổ chức các hội thảo và hội nghị về phương pháp giảng dạy ngôn ngữ cũng như nghiên cứu văn hóa quốc tế và khu vực”.

Hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 được Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng tổ chức theo hình thức trực tuyến
Hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 được Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng tổ chức theo hình thức trực tuyến 

Phải nói rằng, trong quản lý giáo dục, các hoạt động chuyển đổi số chú trọng vào số hóa thông tin quản lý, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến. Trong đào tạo, các hoạt động chuyển đổi số bao gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university). Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, các hoạt động chuyển đổi số chủ yếu là xây dựng các cơ sở dữ liệu, các hệ thống quản lý hoạt động khoa học công nghệ,…

PGS.TS Nguyễn Văn Long, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng cho biết: “Chuyển đổi số được xác định là một nhu cầu tất yếu của thực tế trong mọi hoạt động của Nhà trường. Trong đó, nhà trường xây dựng kế hoạch chuyển đổi số theo phương thức: số hóa đi cùng với phát triển ứng dụng và thay đổi tư duy trong mọi công việc, mọi hoàn cảnh”.

Nhà trường đã đầu tư nguồn lực vào chuyển đổi số theo hướng tiết kiệm, kế thừa các thành tựu ứng dụng số đã được triển khai thành công tại các cơ sở giáo dục trên thế giới nhằm tiết kiệm thời gian, kinh nghiệm… đầu tư có hiệu quả và có lộ trình.

Cùng với việc trang bị hệ thống dạy-học trực tuyến, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đã đầu tư hệ thống phòng khảo thí ngoại ngữ; các phòng ngôn ngữ và văn hóa đặc thù của từng ngoại ngữ đang được đào tạo tại trường, kể cả không gian ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài.

Việc đầu tư kịp thời và trang bị hiện đại từ những năm qua đã phát huy tác dụng tốt nhất, thiết thực nhất, đáp ứng rất hiệu quả các yêu cầu của công tác đào tạo trực tuyến, nghiên cứu khoa học, khảo thí, trao đổi sinh viên, các chương trình liên kết quốc tế, đào tạo tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài; kể cả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; đồng thời đảm bảo an toàn để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19. 

Trong lộ trình chuyển đổi số của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, ngoài hạ tầng kỹ thuật tiên tiến thì chính năng lực ứng dụng công nghệ của toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường là yếu tố mang lại hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số. Minh chứng là cán bộ, giảng viên và sinh viên vào cuộc rất nhanh để ứng phó với điều kiện mới, tổ chức thành công từ dạy học trực tuyến đến các kỳ thi, khảo thí ngoại ngữ trực tuyến, hội thảo trực tuyến…

TS Huỳnh Ngọc Mai Kha - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng: “Trong bất kỳ bối cảnh nào, việc ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả học tập đều cần thiết trong một xã hội phát triển có tính linh hoạt ứng phó, chứ không phải chỉ khi dịch bệnh xảy ra mới phát huy vai trò. Điều quan trọng hơn, là vai trò người thầy, dù trong môi trường truyền thống trực tiếp, hay môi trường có tính xu hướng là trực tuyến, vẫn quan trọng nhất. Trong đó, người thầy, sử dụng CNTT như là công cụ tối ưu hoá mục tiêu và khắc phục khó khăn về không gian và địa lý, đồng thời nghiên cứu việc áp dụng hoạt động tương tác nghiệp vụ như thế nào để phát huy hết công cụ CNTT sẵn có để người học được hưởng thụ tối đa nền tảng kiến thức và kỹ năng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.