Trường đại học đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ mới trong công trình xanh

GD&TĐ - Ngày 11/11, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Ứng dụng công nghệ mới trong công trình xanh. 

Các đại biểu tham gia Hội thảo quốc tế Ứng dụng Công nghệ mới trong công trình xanh chụp ảnh lưu niệm.
Các đại biểu tham gia Hội thảo quốc tế Ứng dụng Công nghệ mới trong công trình xanh chụp ảnh lưu niệm.

Hội thảo Ứng dụng công nghệ mới trong công trình xanh lần thứ 7, (ATiGB 2022) là Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên được Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật tổ chức. 6 hội thảo trước đó được tổ chức ở cấp quốc gia.

Có 4 diễn giả đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Úc và Thái Lan, với các báo cáo chủ đề trong lĩnh vực AI, IoT, năng lượng tái tạo, vật liệu mới và quy hoạch giao thông thông minh. Hội thảo còn có sự tham gia của 10 tác giả quốc tế đến từ Phần Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc.

ATiGB 2022 được nâng cấp thành hội thảo quốc tế sau 6 lần tổ chức ở cấp quốc gia.

ATiGB 2022 được nâng cấp thành hội thảo quốc tế sau 6 lần tổ chức ở cấp quốc gia.

Các lĩnh vực của Hội thảo quan tâm gồm: Xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường, thủy lợi; kiến trúc, quy hoạch đô thị; năng lượng, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng; cơ khí chế tạo, cơ khí ứng dụng; điều khiển tự động, điện tử truyền thông, tin học ứng dụng, IoT; công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học và môi trường…

Hội thảo ATiGB 2022 có một phiên toàn thể và 7 tiểu ban chuyên môn, 14 chủ tọa tiểu ban là những chuyên gia đến từ các lĩnh vực kỹ thuật, phát triển xanh và bền vững.

Hội thảo đã nhận được hơn 160 bài báo khoa học. Trong số này, có 99 bài được chấp nhận và công bố trong 3 ấn phẩm: Kỷ yếu xuất bản trên IEEE (Nhà xuất bản uy tín của Hoa Kỳ); số đặc biệt Tạp chí Khoa học Công nghệ - ĐH Đà Nẵng và Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế.

PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng phát biểu khai mạc hội thảo ATiGB 2022.

PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng phát biểu khai mạc hội thảo ATiGB 2022.

Phát biểu tại Hội thảo Khoa học quốc tế “Ứng dụng công nghệ mới trong công trình xanh lần thứ 7”, PGS. TS. Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thuật ngữ Công trình xanh – Green Buildings được hiểu rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực. Không chỉ là các công trình xây dựng nhà cửa, kiến trúc, cầu đường, thủy lợi, thủy điện mà còn là cả một đô thị xanh, khu công nghiệp xanh, nhà máy xanh, thiết bị xanh, tiện nghi xanh, phương tiện xanh, quy hoạch xanh, năng lượng xanh, đất xanh, khí xanh và nước xanh… Như vậy, muốn xanh, bền vững thì phải thông minh từ A đến Z, từ tư duy, ý tưởng đến khảo sát, thiết kế, chế tạo thi công, quản lý và khai thác".

Vì vậy, theo PGS.TS Phan Cao Thọ, ngoài ứng dụng Công nghệ số, IoT, AI... cũng phải thay đổi để có thể chế, chính sách đồng bộ trong qui hoạch, thiết kế, chế tạo, thi công trong quản lý, khai thác, quy hoạch hệ thống các tiêu chuẩn, qui trình. Ngay cả hệ thống chương trình đào tạo của các ngành/chuyên ngành trong đó có các trường đại học khối kỹ thuật, nơi tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số cũng phải có sự cập nhật, điều chỉnh nội dung đào tạo. Câu chuyện này sẽ mãi là rất hay và luôn mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ