Những dữ liệu thu thập được cho phép họ tìm ra xu hướng thay đổi của thời tiết toàn cầu trong suốt 160 năm qua.
Theo TheGuardian, do số liệu đo đạc trước đây không có nhiều nên các nhà khoa học phải dùng tới các phương pháp đo gián tiếp, hỗ trợ bởi sổ sách do những người khác ghi chép lại và một phần nhỏ số liệu đo tồn tại. Họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp này để nghiên cứu nhiệt độ trước khi lịch sử loài người bắt đầu.
Các phương pháp không gián tiếp này sử dụng temperature proxy (tạm dịch là các đặc trưng nhiệt độ), tức lấy số liệu đo đạc từ các thay đổi nhiệt độ bên trong băng, đá và hóa thạch
Tuyết rơi tích tụ tạo thành các tảng băng, và mỗi năm chúng lại tạo ra một lớp tách biệt dễ nhìn thấy. Giữa các lớp tuyết hình thành ở các nhiệt độ khác nhau luôn có những khác biệt về hóa học, do đó lõi băng (ở Nam Cực) có thể dùng để làm rõ sự thay đổi nhiệt độ của Trái Đất trong suốt 800.000 năm.
Sự thay đổi thường niên này không chỉ có ở băng, mà còn ở các rặng san hô hóa thạch cũng như các trầm tích. Nhiệt độ lúc mỗi lớp hình thành cũng có thể được tìm ra một cách tương tự.
Kích thước các vòng tăng trưởng trong thân cây cũng thay đổi tùy thuộc vào thời thiết lúc cây phát triển, từ đó tìm ra được độ dài mùa phát triển của cây.
Phấn hoa đóng băng (hoặc phấn hoa hóa thạch) cũng cho các nhà khoa học biết về các loại cây trong quá khứ, từ đó có thêm thông tin về khí hậu ở thời điểm đó.
Lõi trầm tích biển thậm chí còn mang lại số liệu nhiệt độ Trái Đất trong suốt hàng triệu năm. Những lõi này chứa vỏ hóa thạch của các loài sinh vật biển mang thông tin nhiệt độ biển lúc chúng còn sống.
Để tái tạo nhiệt độ chính xác nhất có thể, các nhà khoa học đã phải căn chỉnh nhiệt độ của từng đặc trưng bằng cách kiểm tra xem chúng phản ứng như thế nào với sự thay đổi của nhiệt độ.
Tuy nhiên càng về xa trong quá khứ thì các số liệu càng trở nên rải rác. Do đó cách đáng tin cậy nhất để tìm ra nhiệt độ trước đây là kết hợp các đặc trưng lại với nhau và sử dụng dữ liệu từ các vị trí khác nhau để tìm ra sự thay đổi.