Trung Quốc xây dựng ‘hệ thống phòng thủ không gian’

GD&TĐ - Một quan chức cao cấp của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có kế hoạch ‘theo dõi và tấn công’ một tiểu hành tinh để thay đổi quỹ đạo của nó sớm nhất vào năm 2025.

Trung Quốc hy vọng có thể làm chệch đường đi của các tiểu hành tinh hướng về Trái đất.
Trung Quốc hy vọng có thể làm chệch đường đi của các tiểu hành tinh hướng về Trái đất.

Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một hệ thống có khả năng giám sát hiệu quả các tiểu hành tinh và thay đổi hướng đi của chúng để bảo vệ Trái đất khỏi tác động có thể xảy ra.

Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) Wu Yanhua đã tiết lộ rằng Bắc Kinh dự kiến sẽ tấn công một tiểu hành tinh trong khuôn khổ một cuộc thử nghiệm trong năm 2025.

Ông Wu nói với Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng một hệ thống giám sát và phòng thủ tiểu hành tinh gần Trái đất dự kiến sẽ được thiết lập này còn có khả năng bảo vệ tàu vũ trụ.

Hệ thống trên bao gồm các yếu tố trên mặt đất và trên không gian. Nó sẽ lập danh mục và phân tích các tiểu hành tinh để xác định tiểu hành tinh nào gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho Trái đất hoặc các hoạt động của nhân loại trong không gian. Đặc biệt, theo ông Wu, hệ thống sẽ liên quan đến một khung mô phỏng máy tính tạo nên mô hình các tác động tiềm ẩn của tiểu hành tinh.

Thời báo Hoàn cầu đưa tin, dự án trên vẫn đang chờ các cơ quan chức năng Trung Quốc phê duyệt, đồng thời cho biết nó cần có sự “phối hợp của nhiều bộ phận”.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất lo ngại về mối đe dọa mà các tiểu hành tinh có thể gây ra cho Trái đất. NASA cũng đang phát triển một dự án tương tự. Tháng 11/2021, Cơ quan Vũ trụ Mỹ này đã phóng một tàu thăm dò được thiết kế để tấn công một tiểu hành tinh nhỏ. Việc này sẽ xem liệu có thể thay đổi hướng đi của nó thông qua va chạm hay không và đây có thể là một biện pháp bảo vệ Trái đất hiệu quả đối với mối đe dọa như vậy hay không.

Tháng 10 năm ngoái, NASA cho biết không có tiểu hành tinh nào được cho là có khả năng va chạm và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Trái đất. Tuy nhiên, cơ quan này nói thêm rằng trên thực tế, 60% thiên thạch như vậy vẫn chưa được khám phá.

Một thiên thạch đã nổ trung trên thành phố Chelyabinsk của Nga vào năm 2013. Mặc dù vật thể này bốc cháy trong bầu khí quyển và chỉ có những mảnh vỡ nhỏ của nó va chạm Trái đất nhưng vụ nổ đã khiến hơn 1.600 người bị thương và hàng chục người phải nhập viện.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.