Trung Quốc: "Hóa phép" thịt chuột thành thịt cừu

Trung Quốc: "Hóa phép" thịt chuột thành thịt cừu

(GD&TĐ) – Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc khi thịt chuột đã được “hóa phép” thành thịt cừu non đã lại đưa ra thêm nhiều câu hỏi về an toàn thực phẩm tại quốc gia đông dân này.

The latest food scandal in China - which has seen rat meat passed off as lamb - has raised more questions about food safety in the country.
Thịt chuột đã được biến thành thịt cừu

Dường như ở Trung Quốc, không có ngày nào trôi qua mà vắng bóng tin thức về các vụ việc liên quan tới an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vụ việc mới nhất khiến chính người Trung Quốc cũng phải bị “rối loạn tiêu hóa”.

Hàng trăm người đã bị bắt vì tội biến thịt chuột thành thịt cừu. Không ngạc nhiên, vụ việc này càng làm lan truyền đi những câu chuyện về loài chuột.

Tôi đã nghe thấy một câu chuyện về một nhà hàng ở miền Nam Trung Quốc bán các món ăn làm từ thịt chuột. Tại đây, chủ cửa hàng đảm bảo với khách hàng rằng chuột được bắt ở quê chứ không phải từ dưới cống. Cho dù câu chuyện  này có thật hay ko thì nó cũng khiến cho người ta không thể an tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Khi bạn ăn tại các nhà hàng rẻ tiền hay quán ăn bên đường, bạn luôn có cảm giác rằng mình vừa ăn cái gì đó dù không hề gọi. Vợ tôi mới đây mới ăn trưa tại một nhà hàng và phát hiện ra một viên đá trong bán canh, rồi một cọng chổi trong món chính. Khi tôi hỏi tại sao không nói với nhà hàng, cô ấy nói rằng không muốn làm các bạn của mình ăn mất ngon.

Điều nghịch lý là người dân Trung Quốc giờ đây ăn nhiều hơn nhưng chất lượng thực phẩm thì vẫn không thay đổi. Béo phì, một thời rất ít nghe nói tới, nhưng bây giờ lại trở thành vấn đề.

Có những cuộc nhập cư lớn trong lịch sử đã diễn ra tại đây: Hàng chục triệu người nhập cư từ các vùng nông thôn đổ về thành phố để đáp ứng sự tăng trưởng kinh tế đáng ngạc nhiên. Hành trình của người nhập cư từ nông thôn đến các nhà máy trong vài thập kỷ qua đã khiến cho thực phẩm phục vụ cho dân số thành thị tăng vọt. 

Tuy nhiên, thực phẩm ở đây thường không đạt an toàn vệ sinh. Những người nông dân phun thuốc sâu, các doanh nghiệp bơm đầy thuốc tăng trưởng vào gia súc và các quan chức tham nhũng, sau khi lấy được phần của mình, thường chứng nhận thực phẩm khả nghi là an toàn.

Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc và cả người nước ngoài ở đây, đã mua thịt từ Australia và sữa từ New Zealand. 

Một vụ bê bối gây chấn động năm 2008 là sữa bẩn khiến hàng trăm ngàn trẻ em bị ốm và một số em đã chết. Vụ bê bối này bị bưng bít vì các nhà chức trách không muốn có tin xấu vào thời điểm trước khi diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh.

Sau vụ việc trên,  các nhà chức trách đã hứa có biện pháp mạnh hơn để làm sạch nguồn cung cấp thực phẩm, họ đưa ra án tử hình cho một số trường hợp. Tuy nhiên, tham nhũng và quy định lỏng lẻo khiến nhiều người vẫn lo ngại mỗi khi nhìn vào đĩa thức ăn của mình.

Phương Hà (Theo BBC)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.