Trung Quốc: Phạt nặng trung tâm dạy thêm vì quảng cáo “lố”

GD&TĐ - Cơ quan quản lý thị trường thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, mới đây cho biết xử phạt công ty dạy thêm trực tuyến Zuoyebang và Yuanfudao, trụ sở tại Bắc Kinh, 2,5 triệu NDT (khoảng 8 tỷ đồng).

Trẻ em Trung Quốc học thêm từ rất sớm.
Trẻ em Trung Quốc học thêm từ rất sớm.

Công ty dạy thêm này vi phạm lỗi quảng cáo và chào bán các khóa học sai sự thật.

Trước đó, cơ quan quản lý thị trường đã mở cuộc điều tra trên toàn thành phố, phát hiện ra Zuoyebang đăng quảng cáo sai sự thật. Trung tâm này tuyên bố đang hợp tác với Liên Hợp Quốc, phóng đại kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên và giả mạo đánh giá của người dùng.

Trong khi đó, trung tâm Yuanfudao quảng cáo sai sự thật rằng học viên sẽ được dạy thêm một kèm một với hiệu trưởng các trường phổ thông, phóng đại kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên.

Hai trung tâm này cũng đánh lừa người tiêu dùng bằng cách đưa khống giá thành các khóa học trực tuyến. Mức học phí được cho là cao hơn rất nhiều so với thị trường thực tế và quy định phí học thêm do chính quyền địa phương quy định.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, Cục Quản lý thị trường Bắc Kinh, Cục Quản lý Nhà nước về quy chế thị trường đã vào cuộc điều tra, đưa ra mức xử phạt thích hợp. Ngày 9/5, trung tâm Zuoyebang thông báo chấp nhận hình phạt và sẽ tiến hành cải chính nội dung quảng cáo và giá thành các khoá học.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Weibo, trung tâm Yuanfudao thừa nhận đã đưa ra các thông tin sai lệch, gây hiểu lầm. Phía công ty cho biết sẽ sửa đổi thông tin quảng cáo và giá thành để không ảnh hưởng đến tình hình học tập của học viên.

Kết luận xử phạt mới là một phần trong nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát các công ty, trung tâm dạy thêm đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Những trung tâm này làm gia tăng áp lực học tập, cạnh tranh học hành trong bậc phổ thông. Điều này đi ngược với mục tiêu trong năm 2021 của chính phủ là giảm tải áp lực học tập cho học sinh phổ thông.

Nghiên cứu của công ty tư vấn thị trường iResearch, trụ sở tại Thượng Hải chỉ ra ngành công nghiệp gia sư trực tuyến tại Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng từ năm 2020 do đại dịch Covid-19. Lĩnh vực này đạt 257 tỷ NDT vào năm 2020, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2019. Ước tính, ngành công nghiệp này sẽ đạt 490 tỷ NDT vào năm 2024.

Trước đó, vào tháng 4, cơ quan quản lý thị trường Bắc Kinh đã xử phạt 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng) với 4 công ty giáo dục trực tuyến vì đăng quảng cáo sai sự thật.

Đầu tháng 5, Ủy ban giáo dục thành phố Trung Khánh và Cơ quan quản lý thị trường địa phương đã công bố danh sách 18 công ty dạy thêm vi phạm yêu cầu của chính phủ về đào tạo sau giờ học. Các sai phạm gồm nội dung giảng dạy khó hơn trình độ học viên, quảng cáo sai sự thật, thuê giáo viên không có chứng chỉ sư phạm.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở đào tạo sau giờ học gồm: Cấm các trường TH, THCS yêu cầu thành tích ngoại khóa trong hồ sơ đăng ký nhập học.

Cấm các trung tâm dạy thêm ôn luyện theo các kỳ thi đánh giá năng lực đầu cấp; giảng dạy tài liệu nâng cao, tài liệu nước ngoài hoặc thuê giáo viên từ các trường công lập. Bộ cũng yêu cầu các trung tâm không giao bài tập về nhà cho học sinh và kết thúc giờ học trước 8 giờ 30 tối.

Chu Zhaohui, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Giáo dục quốc gia, cho biết các trung tâm dạy thêm ​​sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn vì các cơ quan giáo dục địa phương đang tích cực đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục.

Tuy nhiên, vì chương trình học tại Trung Quốc vẫn đánh giá học sinh dựa trên thành tích học tập, các em buộc phải học thêm để nâng cao điểm số. Vì vậy, ông Zhaohui cho rằng cần giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Theo China Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.