Trung Quốc nói về nguy cơ xác tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống Trái đất

GD&TĐ - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết hầu hết các mảnh vỡ của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B sẽ cháy khi đi vào bầu khí quyển, rủi ro đối với máy bay hay các vật thể trên Trái đất rất thấp.

Trung Quốc phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 5B.
Trung Quốc phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 5B.

“Ngày 29/4, tên lửa đẩy Trường Chinh 5B đã phóng thành công mô đun cơ sở của trạm quỹ đạo. Phía Trung Quốc đang theo dõi sát tình hình khi tên lửa bước vào bầu khí quyển của Trái đất. Theo thông tin của tôi, tên lửa đẩy này được thiết kế bằng vật liệu đặc biệt, hầu hết các mảnh vỡ của nó sẽ bốc cháy khi đi vào khí quyển, mối đe dọa với hàng không và các vật thể trên mặt đất là cực kỳ thấp” – ông Vương Văn Bân nói tại một cuộc họp báo.

Sau khi đưa mô đun đầu tiên của trạm không gian Trung Quốc lên vũ trụ hôm 29/4, phần lõi tên lửa Trường Chinh 5B đã rơi vào quỹ đạo thấp của địa cầu trong tình trạng mất kiểm soát hoàn toàn.

Không quân Mỹ cho biết họ dự kiến phần lõi của tên lửa sẽ lao xuống Thái Bình Dương vào cuối tuần. Mỹ hy vọng rằng tên lửa Trung Quốc sẽ rơi ở nơi an toàn và không có kế hoạch bắn hạ nó, Chánh văn phòng Lầu Năm Góc Lloyd Austin cho biết.

Ngày 29/4, Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh 5B với mô đun Thiên Hòa từ bãiphóng Wenchang trên đảo Hải Nam. Thiên Hòa sẽ là trung tâm điều khiển cho trạm quỹ đạo Thiên Cung.

Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành việc lắp ráp trạm vũ trụ dầu tiên của mình ở quỹ đạo thấp Trái đất vào năm 2022. Nước này đã lên kế hoạch cho một số sứ mệnh liên quan tới tàu chở hàng và phi hành đoàn trong năm 2021 - 2022 để hoàn thành tổ hợp trên và dự kiến sẽ phóng chính thức trạm vũ trụ này vào năm 2023.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ