Trung Quốc lần đầu từ chối ký dài hạn với nhà cung cấp LNG Mỹ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngay cả nền kinh tế Trung Quốc cũng có điểm bão hòa và đã đạt được trước khi Bắc Kinh bước vào cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ.

Trung Quốc lần đầu từ chối ký dài hạn với nhà cung cấp LNG Mỹ

Giờ đây, ban lãnh đạo của Trung Quốc không chính thức hoan nghênh việc ký kết các thỏa thuận dài hạn về việc nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) từ các nhà xuất khẩu Mỹ.

Tình hình xung đột nảy sinh không cho phép thực hiện điều này, mặc dù không có bên nào vội vàng cắt đứt hoàn toàn quan hệ.

Theo công ty phân tích Energy Intelligence, Trung Quốc đã gửi cho các công ty khí đốt quốc doanh một khuyến nghị không khuyến khích họ mua LNG theo hợp đồng dài hạn với Mỹ. Tuy vậy khuyến nghị này không bao gồm việc mua LNG của Mỹ trên thị trường giao ngay.

Mới gần đây, châu Âu rất lo ngại Bắc Kinh sẽ chiếm đoạt mọi khối lượng khí đốt có thể và khiến phần còn lại của thế giới rơi vào tình trạng thiếu hụt.

Nhưng căng thẳng địa chính trị đã làm thay đổi tình hình đôi chút, khiến các nước thuộc khu vực đồng euro trở nên "dễ thở" hơn.

Sự hiện diện của một danh mục hợp đồng khí đốt khổng lồ từ Hoa Kỳ, cũng như nguồn cung nguyên liệu thô ngày càng tăng từ Nga, cho phép phía Trung Quốc chiếm thế thượng phong và cố gắng đưa ra các điều khoản chỉ có lợi cho họ.

Trung Quốc đang thay đổi chính sách nhập khẩu năng lượng của mình.

Trung Quốc đang thay đổi chính sách nhập khẩu năng lượng của mình.

Việc một nhà nhập khẩu quan trọng như Trung Quốc hiện diện không giới hạn trên thị trường giao ngay có nghĩa là Bắc Kinh vẫn lo ngại thiếu hụt nguyên liệu thô và đang cố gắng giữ an toàn bằng cách mua ngang bằng với các nước khác.

Sự thay đổi hoàn toàn của Trung Quốc trong việc mua nhiên liệu theo các hợp đồng dài hạn ưa thích của mình đã làm rung chuyển thị trường thế giới.

Dựa vào nhu cầu không giới hạn của Trung Quốc, các trạm lưu trữ khổng lồ đang được xây dựng ở châu Âu và Hoa Kỳ để hóa lỏng và tiếp nhận nhiên liệu tái hóa khí.

Nếu Bắc Kinh từ bỏ thông lệ cũ, vốn được đưa vào nhiều kế hoạch kinh doanh, thì đó sẽ là sự hủy hoại của nhiều khoản đầu tư.

Đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đưa khí đốt từ Nga tới Trung Quốc.
Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.