Trung Quốc giới thiệu phiên bản mới của bản sao máy bay An-2
Đức Văn
GD&TĐ - Trong triển lãm hàng không vũ trụ Airshow China 2018 tại Chu Hải vào đầu tháng 11 năm nay, Tập đoàn AVIC của Trung Quốc đã trình bày một dòng máy bay Y-5 là bản sao của An-2 của Liên Xô.
Phiên bản mới của máy bay được chỉ định là Y-5BG, được trang bị Động cơ tuốc bin cánh quạt TPE331-12UAN với công suất 1100 mã lực và hệ thống hiển thị chuyến bay điện tử kỹ thuật số Garmin G600TXI. Thông tin cho rằng nguyên mẫu Y-5BG sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9 năm sau.
Theo kế hoạch của AVIC, hoạt động sản xuất hàng loạt dòng máy bay Y-5 tại Trung Quốc được thực hiện bằng cách lắp đặt động cơ của Mỹ và hệ thống điện tử mới trên máy bay Y-5B để đưa chúng lên cấp Y-5BG.
Ngày 6 tháng 11 năm 2018, Công ty Honeywell đã ký hợp đồng với Công ty VCOM Technologies để phân phối 11 động cơ TPE331-12UAN.
Lưu ý rằng phiên bản Y-5B, bản sao An-2 của Liên Xô là một chiếc máy bay được phát triển vào năm 1995 và được trang bị động cơ ASz-62IR mạnh mẽ của Ba Lan, được cập nhật hệ thống điện tử mới.
Trung Quốc vẫn là quốc gia duy nhất được phép sản xuất hàng loạt một bản sao An-2 của Liên Xô từ năm 1956. Từ đó đến nay họ đang dùng mọi biện pháp để cải thiện chiếc máy bay này.
Ở Trung Quốc, chiếc Y-5 được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: phục vụ du lịch, nông nghiệp và quân sự.
GD&TĐ - Một mô hình trường học trực tuyến của Mỹ được thành lập với kì vọng mang giáo dục tiên tiến của Mỹ đến với học sinh Việt Nam với chi phí thấp nhất.
GD&TĐ - Năm học đã kết thúc, các trường vùng cao Nghệ An vẫn giữ học sinh lớp 12 ở lại ôn thi. Giáo viên bám lớp, dạy học miễn phí chặng đường “nước rút”.
GD&TĐ - Học sinh nên sơ đồ hoá bằng sơ đồ tư duy, dựa trên kiến thức cơ bản trong quá trình học. Đây chính là “chìa khóa” để làm bài tốt môn Lịch sử...