Trung Quốc: Dư luận xôn xao về hàng trăm vụ đánh cắp danh tính thí sinh thi ĐH

Trung Quốc: Dư luận xôn xao về hàng trăm vụ đánh cắp danh tính thí sinh thi ĐH

Các quan chức tỉnh Sơn Đông cho biết một cuộc điều tra kéo dài 2 năm đã phát hiện hơn 280 người liên quan tới vụ đánh cắp danh tính của những thí sinh thi ĐH.

Tuyên bố trên thu hút sự chú ý của dư luận và các nhà lập pháp tuyên bố sẽ trừng trị nghiêm khắc vấn nạn này.

Kỳ thi ĐH (còn gọi là cao khảo) là kỳ thi căng thẳng nhất trong đời HS của Trung Quốc và điểm thi ĐH có thể cải thiện đáng kể triển vọng tương lai của HS nghèo vùng nông thôn.

Các trường ĐH hàng đầu Trung Quốc chủ yếu dựa vào điểm thi ĐH để tuyển sinh, làm tăng áp lực đối với HS.

Quy mô của vụ bê bối ở Sơn Đông khiến nhiều người sốc. Hầu hết các trường hợp đều diễn ra trước năm 2006 và các quan chức cho rằng phương pháp xác minh danh tính kém hiệu quả khiến gian lận không được phát hiện.

Đến nay, 46 người đã bị trừng phạt – chính quyền Sơn Đông cho biết nhưng không đưa thêm thông tin chi tiết.

Trung Quốc: Dư luận xôn xao về hàng trăm vụ đánh cắp danh tính thí sinh thi ĐH ảnh 1
Giám thị giơ đề thi niêm phong trong phòng thi

Trong số các nạn nhân có Gou Jing, cô đã viết trên mạng xã hội Weibo rằng con gái GV cũ của cô đã đánh cắp danh tính của cô năm 1997.

Là một người đạt thành tích cao, Gou cho biết cô nhận được điểm kém trong kỳ thi ĐH và kết quả là cô trở thành người lao động nhập cư, trong khi đó HS kia học ĐH ở Bắc Kinh và trở thành GV.

Gou nói rằng cô không chắc danh tính của mình bị đánh cắp như thế nào nhưng cô nghi điểm số của mình được trao cho HS khác hoặc kẻ mạo danh đã sử dụng thẻ căn cước giả có tên cô để vào phòng thi.

Chính quyền cho biết kẻ mạo danh đã bị tước bằng cấp và đuổi việc.

"Vào thời điểm đó, tôi không đủ thông minh và kinh nghiệm để nghi ngờ ai đó dám lộn xộn với điểm thi cao khảo của tôi, tôi thậm chí không tưởng tượng ra khả năng này" –  Gou nói.

Trên mạng Weibo, Gou cho biết GV kia đã gửi thư viết tay xin lỗi cô vào năm 2003 và nhiều năm sau đó cô phải đấu tranh để chấp nhận sự thật.

"Nếu bất kỳ liên kết nào trong đường dây không được xóa bỏ, nhiều người sẽ trở thành nạn nhân của sự lừa đảo này" – cô nói.

Theo International Study

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ