Khi 2 nước đang tham gia vào cuộc đấu thuế “ăn miếng trả miếng”, khả năng Trung Quốc bán tháo trái phiếu Mỹ mà họ đang nắm giữ khá cao và dừng trở thành nước giữ trái phiếu chính phủ Mỹ lớn nhất.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường Tài chính và Công nghiệp chứng khoán, Trung Quốc hiện đang sở hữu 1,13 nghìn tỉ USD tiền trái phiếu Mỹ - một phần trong tổng số 22 nghìn tỉ nợ của Mỹ, tuy nhiên chỉ có 17,7% trong số này là do chính phủ các nước khác nắm giữ.
Liệu Trung Quốc có quyết định bỏ đi hay giảm vai trò của mình trong thị trường này không? Ít nhất theo lý thuyết, việc này có thể khiến Mỹ xáo trộn vì phụ thuộc quá nhiều vào các nước mua trái phiếu của mình.
Ít nhất là trong thời điểm này, các thị trường cũng chưa lo ngại Trung Quốc có thể thực hiện bước đi quyết liệt như thế, phần lớn vì động thái này có thể không gây ra tác động gì nhiều, trừ việc nổi tiếng trên các mặt báo.
Chiến lược gia về đầu tư và là người đứng đầu mảng trái phiếu toàn cầu của PGIM Fixed Income, ông Robert Tipp, cho rằng đây là “lựa chọn vũ khí hạt nhân tự hủy diệt”. “Có thể nó giúp họ trong đàm phán nhưng lại đe dọa giá trị của thứ gì đó mà họ đang có”.
Trên thực tế, động thái này lại có thể giúp Mỹ
Thứ nhất, việc Trung Quốc giảm bớt số trái phiếu Mỹ đang nắm giữ sẽ làm đồng USD yếu đi và khiến cho các công ty đa quốc gia Mỹ trở nên cạnh tranh hơn. Một lý do nữa là lãi suất trái phiếu sẽ tăng và do đó khiến cho giá trái phiếu giảm xuống và làm giảm giá trị danh mục đầu tư của Trung Quốc.
Câu hỏi được đặt ra là Trung Quốc sẽ để tiền thu được ở đâu. Tiền mặt nên được đầu tư vào nơi nào đó và trái phiếu Mỹ nằm trong số những trái phiếu lãi cao nhất với rủi ro tương đối thấp.
“Dường như trái phiếu là nơi đầu tư lý tưởng về sự an toàn, chất lượng… Việc di chuyển tổng số tiền đó hiện tại có vẻ đầy thách thức” – ông Nick Maroutsos của tổ chức trái phiếu toàn cầu Janus Henderson nói – “Việc này có thể diễn ra dần dần trong thời kỳ từ 6 đến 12 tháng, nhưng cho rằng nó được thực hiện mau chóng là việc khó xảy ra”.
Vũ khí lớn nhất mà Trung Quốc có
Thực tế, Trung Quốc đã rút lại vai trò của mình trong thị trường trái phiếu Mỹ, giảm gần 4% trong 12 tháng khi lượng trái phiếu Mỹ do nước ngoài sở hữu đã tăng lên 2,6%.
Sau tranh chấp với chính quyền TT Trump, Nga đã rút khỏi thị trường trái phiếu. Nhật Bản, hiện là chủ nợ lớn thứ 2 của Mỹ, họ đã tăng số trái phiếu chút ít trong 12 tháng qua lên tới giá trị 1,07 nghìn tỉ USD. Trong khi đó Brazil đứng thứ 3 với 308 tỉ USD nhờ tăng 12,9% trong thời kỳ này.
Khi Mỹ dự kiến giảm thâm hụt ngân sách 1 nghìn tỉ USD hàng năm trong thời gian tới, việc chính phủ Trung Quốc ít có động thái sẽ tạo ra một số lo ngại.
“Với tôi, đây là nỗi lo lớn nhất. Đây thực sự là vũ khí lớn nhất mà họ có” – Giáo sư kinh tế Won Sohn của ĐH Loyola Marymount và là Chủ tịch tổ chức SS Economics cho biết – “Họ cần làm nhiều hơn để đối phó Mỹ. Do đó đây sẽ là giải pháp cuối cùng mà họ thực hiện khi cần”
Do Mỹ nhập khẩu nhiều hàng nhất từ Trung Quốc nên Trung Quốc cần có thêm đòn bẩy để chiến đấu trong cuộc chiến thuế. Tuy Giáo sư Sohn nói rằng việc giảm lượng trái phiếu năm giữ sẽ là cách cuối cùng mà Trung Quốc dùng đến, nhưng ông coi đây là một khả năng diễn ra nếu Mỹ quyết định áp thuế lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị 539.5 tỉ USD năm 2018.
“Tôi đã trở nên ít lạc quan hơn và bi quan hơn bởi vì đây là một cuộc chiến thương mại, nhưng không phải tất cả đều về kinh tế mà còn những thứ khác nữa” – ông nói – “Tại Mỹ, chúng tôi xem Trung Quốc là một con dã thú về kinh tế, còn Trung Quốc xem Mỹ là một mô hình của sức mạnh phương Tây đang cố gắng hạ thấp danh dự Trung Quốc như trong thế kỷ 18.”
Lãi suất sụt giảm trong sự lo ngại
Trong phiên giao dịch hôm thứ 2 vừa qua, lãi suất trái phiếu Mỹ thực tế đã giảm xuống, thị trường chứng khoán hỗn loạn, việc bán thảo xảy ra. Tổng biên tập Hu Xijin của báo Trung Quốc Global Times đã đăng lên Twitter rằng “các học giả Trung Quốc đang thảo luận về khả năng bán tháo trái phiếu Mỹ và cách thực hiện việc này một cách cụ thể”.
“Có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng điều này như một mối đe dọa, nhưng thực tế tôi cho rằng họ sẽ gây tổn hại cho chính mình hơn là cho chúng tôi” – Giám đốc điều hành phân tích chứng khoán toàn cầu Kim Rupert của Action Economics nói – “Nó tổn hại tới danh mục đầu tư của họ. Tôi cho rằng họ có thể sẵn sàng chịu đựng tổn thất này nhưng họ sẽ không chịu được nếu ở mức độ lớn. Tôi nghĩ nó sẽ là mối đe dọa nhiều hơn là một công cụ hoặc chiến lược thực tế”.