Trưng bày đèn cổ niên đại từ khoảng 2500 năm

Trưng bày đèn cổ niên đại từ khoảng 2500 năm

(GD&TĐ)-Sáng nay (1/2), Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai mạc trưng bày chuyên đề "Đèn cổ Việt Nam". Đợt trưng bày kéo dài đến hết tháng 5/2013 này là một trong những hoạt động chào mừng Xuân Quý Tỵ năm 2013 của Bảo tàng.

cắt băng khai mạc trưng bày Đèn cổ Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ảnh: gdtd.vn
cắt băng khai mạc trưng bày Đèn cổ Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ảnh: gdtd.vn

Đến tham quan trưng bày, du khách có cơ hội thưởng lãm hơn 50 hiện vật đặc sắc, thuộc bộ sưu tập đèn cổ có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm đến đầu thế kỷ 20, được chế tác công phu, tinh tế vừa đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, kích thước vừa chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao với nhiều tính năng sử dụng.

Thông qua trưng bày Đèn cổ Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn cung cấp cho khách tham quan cái nhìn khái quát và hệ thống về đặc điểm cấu tạo; kỹ thuật, chất liệu chế tác; phương pháp, chức năng sử dụng của sưu tập đèn Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; cung cấp những dữ liệu để tìm hiểu, nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội, tâm linh của người Việt Nam cùng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ẩn chứa trong sưu tập; từ đó góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam.

Đèn dầu thực vật là một trong những phát minh lâu đời nhất của nhân loại. Từ những vật dụng để giữ ngọn lửa, đèn đã đi vào cuộc sống và trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình cũng như trong đời sống xã hội. Với bàn tay tài hoa và sự sáng tạo trong chế tác, con người đã dùng những chất liệu như đất nung, đồng, sắt, gỗ, thủy tinh… tạo ra những chiếc đèn với nhiều kiểu dáng, kích thước và tính năng sử dụng khác nhau. Đèn được sử dụng để chiếu sáng, làm tín hiệu, dùng trong nghi lễ, thờ cúng, thắp sáng trên bàn thờ gia tiên như là ngọn lửa vĩnh hằng của họ. Ngoài ra đèn còn dùng để trang trí, sưởi ấm, đun nấu…

Sưu tập đèn sớm nhất Việt Nam với niên đại từ  khoảng thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 4 SCN. Đèn trong văn hóa Đông sơn chủ yếu bằng chất liệu đồng, được chế tạo công phu, tinh tế với rất nhiều hình tượng người, tượng các con vật. Đèn văn hóa Sa Huỳnh gắn liền với tập quán sinh hoạt và phương thức lao động của cư dân (chân đèn Hòa Diêm còn có thể sử dụng trên thuyền đánh cá). Cây đèn hình người tìm thấy ở Lạch Trường, Thanh Hóa thuộc văn hóa Đông Sơn và Rạch Giá, Kiên Giang thuộc văn hóa Óc Eo là bằng chứng về sự giao lưu với văn hóa phương Tây.

Sưu tập đèn thế kỷ 1 – 10 được chế tác chủ yếu bằng chất liệu đồng và gốm, với đặc điểm thể hiện sự giao lưu, ảnh hưởng với văn hóa phương Bắc khá rõ nét.

Sưu tập đèn thời phong kiến độc lập tự chủ cho cho thấy sự phát triển cao cả về kỹ thuật chế tác lẫn nghệ thuật trang trí, bằng nhiều chất liệu khác nhau như gốm, đồng, sắt, gỗ… Đặc biệt, từ cuối thời Trần về sau, nhiều loại chân đèn có kích thước lớn, vừa phong phú về kiểu dáng, vừa đa dạng về hoa văn trang trí, được chế tác qua nhiều công đoạn và bằng nhiều kỹ thuật phức tạp và tỉ mỉ khiến cho chúng không còn là một vật dụng thông thường mà đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Đáng chú ý, nhiều chiếc chân đèn được đặt làm riêng để cung tiến vào các đình, chùa, quán… có ghi, khắc minh văn về niên đại, nghệ nhân, địa điểm chế tác, người đặt làm và nơi sử dụng. Những chiếc chân đèn này không những góp phần xác lập một hệ thống tiêu chí chuẩn để phân loại, giám định cổ vật mà còn giúp soi sáng nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội khác.

Tiếp nhận tài liệu liên quan đến khẳng định chủ quyền của VN với Hoàng Sa, Trường Sa

Cũng trong sáng nay, TS. Vũ Mạnh Hà - Phó Giám đốc thay mặt Ban Lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử quốc gia công bố và tiếp nhận một bộ sưu tập bản đồ và một số tài liệu liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Sưu tập này gồm 23 bản đồ các loại và 10 tư liệu (tiếng Anh, tiếng Nhật Bản) do nhà sưu tập tư nhân Trần Mạnh Tuấn đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia với mong muốn có thể phát huy tốt nhất giá trị của sưu tập, đặc biệt nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Chiêm ngưỡng một số đèn cổ được trưng bày:

Cây đèn hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay 2500-2000 năm)
Cây đèn hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay 2500-2000 năm)
Đèn gốm (Di chỉ Hòa Diêm, Cam Ranh, Khánh Hòa), cách ngày nay khoảng 2500-1800 năm)
Đèn gốm (Di chỉ Hòa Diêm, Cam Ranh, Khánh Hòa), cách ngày nay khoảng 2500-1800 năm)
Chân đèn bằng đồng hình người, thế kỷ 4-6
Chân đèn bằng đồng hình người, thế kỷ 4-6
Đèn hình đài sen, gốm men nâu - đời Lý, thế kỳ 11-13
Đèn hình đài sen, gốm men nâu - đời Lý, thế kỳ 11-13
Chân đèn, gốm hoa lam, đời Lê Sơ, thế kỳ 15.
Chân đèn, gốm hoa lam, đời Lê Sơ, thế kỳ 15.
Chân đèn, gốm hoa lam, đời Mạc, niên hiệu Diên Thành 3 (1580)
Chân đèn, gốm hoa lam, đời Mạc, niên hiệu Diên Thành 3 (1580)
Tượng phỗng dâng đèn bằng đồng, đời Lê Trung Hưng, thế kỳ 17-18.
Tượng phỗng dâng đèn bằng đồng, đời Lê Trung Hưng, thế kỳ 17-18.
Chân đèn đế hình nghê, gốm men trắng, đời Lê Trung Hưng, thế kỳ 17, 18
Chân đèn đế hình nghê, gốm men trắng, đời Lê Trung Hưng, thế kỳ 17, 18
Chân nến trúc hóa long, gốm men rạn, thời Nguyễn, thế kỷ 19.
Chân nến trúc hóa long, gốm men rạn, thời Nguyễn, thế kỷ 19.
Đèn lồng, gỗ sơn thếp, đời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20
Đèn lồng, gỗ sơn thếp, đời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20
Tượng kim đồng ngọc nữ dân đèn
Tượng Kim Đồng Ngọc Nữ dâng đèn bằng đồng, đời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20
Chân đèn hình tòa cửu long bằng sắt, đời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20
Chân đèn hình tòa cửu long bằng sắt, đời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20

Hải Bình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.