Trưng bày 'Bút sắc, lòng son' tri ân chiến sĩ yêu nước

GD&TĐ - Ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son” để cùng ôn lại câu chuyện về các chiến sĩ yêu nước.

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” diễn ra đến hết ngày 31/8 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” diễn ra đến hết ngày 31/8 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

hoa-lo-2.jpg

Trong không khí tri ân tháng 7, lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son” diễn ra ấm cúng, xúc động. Các đại biểu và thân nhân nhân chứng lịch sử đã cùng ôn lại câu chuyện về các chiến sĩ yêu nước, dùng văn thơ, thư tay, bài báo làm vũ khí sắc bén, vượt lên gông cùm, hướng tới tự do.

Chuyên đề “Bút sắc, lòng son” gồm ba nội dung: Trong chốn lao tù; Bút sắc, lòng son”; Gắn kết yêu thương.

hoa-lo-4.jpg

Nội dung “Trong chốn lao tù” giới thiệu hình ảnh một số nhà tù nổi tiếng, như: Nhà tù Hỏa Lò được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896; Nhà tù Côn Đảo xây dựng năm 1862; Khám Lớn Sài – biểu tượng cho nền thống trị trực tiếp của thực dân Pháp ở Nam Kỳ; Trại giam Chín Hầm; Nhà đày Buôn Ma Thuột.

hoa-lo-5.jpg

Nội dung “Bút sắc, lòng son” trưng bày giới thiệu 10 chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã dùng ngòi bút để phản ánh hiện thực cuộc sống, sự tàn khốc của chế độ nhà tù và lòng yêu nước thiết tha. Trong đó có nhà văn hóa, nhà báo Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) với những vần thơ đầy tinh thần đấu tranh tại Khám Lớn Sài Gòn và Nhà tù Côn Đảo: Sống mà vô dụng, sống làm chi/Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?/Sống trái đạo người, người thêm tủi/ Sống quên ơn nước, nước càng khi…

hoa-lo-1.jpg
Hiện vật phần trưng bày chủ đề “Bút sắc, lòng son”.

“Gắn kết yêu thương”, tái hiện hình ảnh những năm tháng chiến tranh khốc liệt, những dòng thư, câu thơ không chỉ là nguồn sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua khó khăn, gian khổ, mà còn là minh chứng cho tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường.

hoa-lo-3.jpg

Trưng bày giới thiệu câu chuyện cảm động về các chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã dùng ngòi bút và trái tim quả cảm, biến thơ ca, bài viết thành vũ khí đấu tranh. Khi bị sa vào tay giặc, vượt lên gian khổ chốn lao tù, những người tù vẫn giữ vững niềm tin và sự lạc quan. Các bài thơ, bức thư viết trong ngục lửa là minh chứng cho sức mạnh tinh thần và ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.

hoa-lo-7.jpg
Hoạt cảnh tái hiện câu chuyện về đồng chí Phạm Hướng.

Điểm nhấn xúc động tại buổi lễ là hoạt cảnh tái hiện câu chuyện về đồng chí Phạm Hướng (thủ lĩnh phong trào học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội) với những lát cắt nghẹn ngào: hội ngộ bạn tù, phút thăm nuôi ngắn ngủi và cảnh chia ly người thân trước khi bị đày ra Côn Đảo.

Ban tổ chức cho biết, trưng bày sẽ kéo dài đến hết ngày 31/8 – như là lời tri ân những người con Việt Nam yêu nước đã chiến đấu bằng cả ngòi bút và trái tim son sắt, góp phần giành lấy độc lập, tự do cho thế hệ hôm nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc cảnh xứ dừa.

Yên bình xứ dừa lớn nhất Việt Nam

GD&TĐ - Hình thành từ cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa, Bến Tre (cũ) nay là Vĩnh Long được mệnh danh xứ sở dừa lớn nhất cả nước.