Trọng tài Malaysia bắt chính hai vòng cuối V.League 2019

Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) chính thức mời hai trọng tài đến từ Malaysia điều hành các vòng cuối cùng của V.League 2019.

Trọng tài Mohammed Amirul Izwan Yaacob (Malaysia) bắt chính giai đoạn cuối cùng của V.League 2019.
Trọng tài Mohammed Amirul Izwan Yaacob (Malaysia) bắt chính giai đoạn cuối cùng của V.League 2019.

Nhận lời mời từ VPF, các trọng tài Suhaizi Shukri và Mohammed Amirul Izwan Yaacob thuộc Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) sẽ cầm còi 3 trận đấu cuối cùng của giải bóng đá cao nhất Việt Nam.

Hai trọng tài này sẽ điều hành các trận Nam Định gặp Hải Phòng, Thanh Hóa gặp Viettel vào ngày 19-10 (vòng 25) và trận đấu giữa Hoàng Anh Gia Lai gặp Sanna Khánh Hòa ngày 23-10 (vòng 26).

Các trận đấu giữa 6 đội thuộc nhóm cuối cùng bảng xếp hạng V.League 2019 sẽ xác định suất xuống hạng. Đội xếp ở vị trí cuối cùng sẽ phải xuống thi đấu ở giải hạng Nhất, trong khi đội đứng thứ 13 sẽ đá play-off để tranh vé trụ hạng.

VPF đã quyết định mời trọng tài ngoại điều hành hai vòng cuối của V.League 2019 sau sự cố đáng tiếc ở màn đối đầu giữa Viettel và Becamex Bình Dương ngày 20-9 vừa qua.

Trọng tài Trương Hồng Vũ mắc lỗi nghiêm trọng ở trận đấu giữa Becamex Bình Dương và Viettel
 Trọng tài Trương Hồng Vũ mắc lỗi nghiêm trọng ở trận đấu giữa Becamex Bình Dương và Viettel

Cụ thể, trọng tài Trương Hồng Vũ đã “bẻ còi” ở phút bù giờ thứ 4, làm thay đổi kết cục trận đấu trong khuôn khổ vòng 24. Sai lầm nghiêm trọng của trọng tài FIFA này khiến Becamex Bình Dương thua đối thủ 1-2, thay vì kết quả hòa 2-2.

Dù sau đó lên tiếng thừa nhận sai sót và chịu trách nhiệm, trọng tài Trương Hồng Vũ vẫn vấp phải sự chỉ trích nặng nề. Becamex Bình Dương đã đề nghị treo còi vĩnh viễn tổ trọng tài điều hành trận đấu, trong đó có trọng tài Trương Hồng Vũ.

Theo Hà Nội mới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...