Trồng lúa trên nước mặn

GD&TĐ - Dành cả đời để nghiên cứu về cây lúa, nhà khoa học 87 tuổi, Yuan Longping, đã bắt tay nghiên cứu một loại lúa có sản lượng cao và đặc biệt là có thể phát triển trên nước mặn để giải quyết bài toán khó cho nông nghiệp Trung Quốc, cũng như của các quốc gia sống nhờ vào ngành nông nghiệp lúa gạo.

Trồng lúa trên nước mặn

Trung Quốc, quốc gia có sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạo cao nhất thế giới có đến 40% diện tích đất canh tác lúa gạo đang có dấu hiệu nhiễm mặn và sẽ không thể canh tác trong một vài năm tới. Theo đó, ông đã tiến hành gieo trồng thử nghiệm loại lúa này trên nước mặn và thu được 3,6 tấn trên mỗi mẫu đất gieo trồng. Không chỉ tạo ấn tượng vì có thể phát triển trên điều kiện nước mặn, sản lượng này còn cao hơn so với loại gạo thương mại sản lượng cao được Mỹ phát triển.

Không chỉ giúp giải quyết bài toán diện tích đất canh tác lúa gạo đang rơi vào tình trạng ngập mặn, mà với việc có thể trồng được trên loại nước có nồng độ muối tương đương nước biển, loại gạo này có thể giúp nông nghiệp Trung Quốc tăng thêm diện tích canh tác các sản phẩm nông nghiệp khác, khi giờ đây lúa gạo sẽ có thể được trồng và thu hoạch trên một khu vực khác chứ không chỉ là những cánh đồng nước ngọt.

Không chỉ vậy, khi nhu cầu tiêu thụ của con người bắt đầu chú trọng tăng cường thịt, rau xanh và giảm tỉ trọng cơm gạo trong bữa ăn thì loại gạo nước mặn này cũng sẽ giúp các nhà nông nghiệp bố trí lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tăng thêm diện tích chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm hay trồng trọt các loại rau, cải.

“Công trình này không chỉ tạo ra một bước tiến mới cho quá trình sản xuất lúa gạo mà còn mang lại những thay đổi tích cực đến quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng thực phẩm nói chung. Từ đó, vừa giúp tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, đồng thời cũng mang đến sự phong phú, đa dạng trong bữa ăn cho mọi người”, Ren Wang, Phó tổng giám đốc phụ trách nông nghiệp tại Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực, thuộc Liên Hiệp Quốc, cho biết.
Theo Business Insider

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.