Trở lại làng “ma ám“

Người dân thôn Bút Tưa đã ổn định cuộc sống sau những tin đồn thất thiệt về làng "ma ám"

Trở lại làng “ma ám“

Những ngày đầu năm 2015 chúng tôi trở lại làng "ma ám" sau hơn một năm "dậy sóng" vì nghe lời đồn thổi khiến hàng chục hộ ở tổ 2 (thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam) đã phá bỏ nhà cửa, tìm nơi khác sinh sống. Giờ đây người dân đã an cư lạc nghiệp trở lại và điều đáng mừng là những hũ tục giờ đã lùi vào quá khứ.

Hơn một năm trước trong làng có nhiều người "chết xấu" (chết trẻ, chết một cách bất thường... từ đó nhiều người cho rằng làng có "ma ám" nên ồ ạt bỏ đi. 

Người nào trong gia đình không xảy ra chuyện thì đập nhà, tận dụng những thứ có thể mang theo làm nhà mới ở vùng khác, hộ nào có người chết chưa rõ nguyên nhân chỉ mang theo vài vật dụng thiết yếu, bỏ lại tất cả trong căn nhà đã gắn bó với mình nhiều năm trời. 

Đây là khu vực được nhà nước bồi thường cho Thủy điện Sông Kôn, vừa mới lập làng được vài năm, có nhà bỏ hàng trăm triệu đồng ra xây dựng, khang trang hoành tráng là thế nhưng vì chưa thoát được hủ tục nên phải đập nhà bỏ đi khiến ai cũng tiếc.

Sau khi "sự cố" xảy ra, các cấp ngành từ tỉnh, huyện, xã vào cuộc nên giờ người dân tổ 2 (thôn Bút Tưa) đa phần về tổ 1 (cùng thôn) ở cách làng cũ chưa tới cây số.

Ông A Lăng Thưa (Sinh năm 1969) vừa xây lại căn nhà khang trang cho biết, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, ông vay mượn thêm, xây được căn nhà gần 90 triệu đồng. 

Trước đó, sau khi bỏ làng, ông phải đi ở ké nhà con tại tổ 1, giờ mới dọn về đây. "Được Nhà nước, cán bộ giải thích tận tình, giờ người dân trong làng đã hiểu, yên tâm làm ăn sản xuất, sống yên ổn".

Chị A Lăng Thị Poói (37 tuổi) có chồng treo cổ chết trong nhà cách đây khoảng một năm phải ôm 5 con nhỏ bỏ làng ra đi vì lời đồn có "ma ám" mà không dám mang theo thứ gì. Chị kể: "Tôi không tin nhưng ai cũng đi hết nên mình đành theo. Giờ người dân sáng cái đầu rồi, không ai tin nữa đâu".

2014 quả là một năm vất vả chính quyền địa phương xã Sông Kôn. Ông Bríu Sơn - Chủ tịch UBND xã - cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, các cấp chính quyền địa phương đã đến từng nhà giải thích, vận động bà con không nên nghe lời đồn thổi vô căn cứ. 

Tuy nhiên, do người dân ở đây đa số là đồng bào Cơ Tu nên có phong tục là mỗi khi đã bỏ làng đi thì không bao giờ trở lại nữa. Nhưng đến thời điểm hiện tại, 17 hộ dân đã có nơi ở đàng hoàng. 

Khoảng mười căn nhà mới được dựng lên. Tình hình an ninh trật tự đã ổn định, không còn sợ "con ma" như trước nữa. Người dân cũng hiểu ra vấn đề rồi, giờ không ai nghe theo tin đồn nữa. Xuân này đồng bào tổ 2 được đón Tết trong ngôi nhà mới ấm áp.

"Tuy nhiên, để xóa bỏ hũ tục một cách triệt để, xã đã phân công lực lượng thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện những hành vi kích động, xúi giục người dân sau khi di chuyển về nơi ở mới. Nếu biết ai tung tin đồn thất thiệt sẽ xử lý theo pháp luật" - Ông nhấn mạnh.

Tại Quảng Nam, thời gian qua chính quyền, người dân địa phương cũng lao đao về chuyện đồn thổi "ma ám", cho rằng do lời nguyền nên có nhiều người "chết xấu" ở thôn 8B (xã Phước Lộc, Phước Sơn). 

Tuy không ồ ạt như ở tổ 2 thôn Bút Tưa nhưng người dân nơi đây cũng lần lượt bỏ đi. Ngay khi sự việc xảy ra, Bí thư Huyện ủy Phước Sơn cùng các cấp các ngành đến giải thích cho đồng bào hiểu và thống nhất san ủi một khu đất bằng phẳng để 18 hộ về lập làng mới. Nhà nước hỗ trợ mỗi hộ 20 triệu đồng, họ dời nhà cũ (bằng gỗ) về làng mới dựng lại. Mỗi khẩu được hỗ trợ 5 kg gạo trong thời gian đầu, giờ cuộc sống đã ổn định.

Theo ông Nguyễn Đức Toàn - Chủ tịch xã Phước Lộc, một lý do mà người dân chuyển đi là ở làng cũ quá nhếch nhác, địa hình hiểm trở. Giờ làng mới bằng phẳng hơn nên người dân đã yên tâm sản xuất.

Giờ người dân thôn 8B có thể đón Tết an vui trong căn nhà của mình ở làng mới này. Hy vọng năm 2015 nhà nước đưa điện về cho xã Phước Lộc nữa để nơi đây hưởng được ánh sáng văn minh thì mọi hũ tục được xóa bỏ” - Ông Toàn nói.

Theo congan.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.