Trò chơi giúp trẻ hết buồn chán trong mùa dịch Covid-19

Trò chơi giúp trẻ hết buồn chán trong mùa dịch Covid-19

Bốc thăm trúng thưởng

Trò chơi này cha mẹ nên cùng chơi cùng bé, càng đông vui càng tốt. Bố mẹ cho trẻ ghi tầm 20-30 việc vào giấy nho nhỏ, gấp lại, bốc thăm trúng giấy nào thì làm việc đó. 

Bố mẹ có thể ghi những công việc nhẹ nhàng bé có thể thực hiện được như uống nước, uống sữa, ăn cơm nhanh, hát tặng bố mẹ một bài, đọc thơ…

Cờ vua

Mẹ có thể mua cho bé một bộ cờ vua rồi dạy con của mình cách chơi. Với trẻ từ 4 tuổi trở lên là có thể chơi trò này được rồi. Đặc biệt là với những bé từ 6 tuổi thì đây là trò chơi cực kỳ tốt cho sự phát triển trí não của bé, giúp bé tăng cường khả năng tư duy sáng tạo.

Làm thiệp

Trong những ngày nghỉ dịch Covid- 19 dài ngày, mẹ có thể dậy bé cách  cắt hình hoa, hình lá, hình trái tim…rồi giúp bé ghi những lời tặng cha mẹ, người thân của mình để bé cảm thấy vui và cuộc sống có ý nghĩa trong những ngày này.

Nặn bột tạo hình

Trong thời gian bé nghỉ dịch ở nhà mẹ hãy mua cho bé những cục đất nặn rồi để cho bé thỏa sức sáng tạo tư duy của mình. Nhiều bà mẹ ngại việc con lấm bẩn chân tay mặt mũi, nhưng với cách làm này sẽ giúp con cảm thấy những ngày ở nhà không quá buồn tẻ. Đồng thời, giúp bé tránh xa tivi cũng như điện thoại.

Cho bé đọc sách

Một trong những niềm vui mà cha mẹ có thể tạo cho bé là hãy cùng con đọc sách, hoặc mua sách cho con tự đọc nếu bé đã biết chữa. 

Cha mẹ cho con đọc sách không chỉ giúp con trẻ giải trí, học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn giúp tình cảm giữa cha mẹ và con cái thêm gắn kết nếu phụ huynh dành thời gian đọc sách cùng con…

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.