Triều Tiên sử dụng vệ tinh Nga thay vệ tinh Trung Quốc

GD&TĐ -Triều Tiên đã chuyển hướng truyền phát chương trình truyền hình nhà nước từ một vệ tinh của Nga bắt đầu từ 29/6.

Triều Tiên sử dụng vệ tinh của Nga thay vì vệ tinh của Trung Quốc.
Triều Tiên sử dụng vệ tinh của Nga thay vì vệ tinh của Trung Quốc.

Reuters hôm 1/7 dẫn thông tin từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, chính quyền Triều Tiên đã chuyển hướng việc truyền phát chương trình truyền hình nhà nước bằng một vệ tinh của Nga.

Trước đây, Triều Tiên đã sử dụng vệ tinh của Trung Quốc và việc chuyển hướng này đã bắt đầu từ ngày 29/6.

Theo một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh của Hàn Quốc, các tín hiệu từ Đài truyền hình trung ương Triều Tiên đã được truyền đi bằng vệ tinh Nga, Express 103. Trước đó, Triều Tiên đã sử dụng vệ tinh ChinaSat 12 để truyền tín hiệu.

Reuters lưu ý rằng động thái này khiến việc theo dõi các chương trình phát sóng trở nên khó khăn hơn đối với các cơ quan truyền thông và nhà nước Hàn Quốc.

Reuters giải thích rằng các đơn vị được ủy quyền của nước này cần được tiếp cận dịch vụ vệ tinh để xem các chương trình phát sóng của Triều Tiên, trong khi công chúng Hàn Quốc bị cấm tiếp cận phương tiện truyền thông từ quốc gia láng giềng.

Reuters cho biết vẫn có thể xem truyền hình Triều Tiên trực tuyến, nhưng có thể bị chậm trễ hoặc chất lượng thấp.

Một quan chức Bộ Thống nhất nói với Reuters rằng: "Triều Tiên đã ngừng sử dụng vệ tinh Trung Quốc hiện có và bắt đầu truyền chương trình thông qua vệ tinh của Nga, và việc thu sóng vệ tinh đang bị hạn chế ở một số khu vực ở phía chúng tôi."

Người này đồng thời lưu ý rằng Bộ Thống nhất Hàn Quốc đang tìm cách giải quyết thách thức về mặt kỹ thuật.

Theo báo cáo, việc theo dõi phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên là hoạt động thường xuyên của Seoul, vì họ muốn tìm kiếm thông tin về quốc gia láng giềng kín tiếng vốn đã bất đồng quan điểm sau nhiều thập kỷ cô lập và đối đầu.

Trong khi đó, Reuters cho biết họ không thể nhận được tín hiệu truyền hình của Triều Tiên kể từ sáng thứ Hai.

Sự chuyển hướng sử dụng vệ tinh được ghi nhận diễn ra vài tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Bình Nhưỡng để gặp người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un. Trong chuyến thăm, hai nguyên thủ quốc gia đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, được thiết kế để "đặt nền tảng" cho quan hệ song phương trong tương lai ở mọi lĩnh vực, bao gồm quan hệ văn hóa và du lịch, thương mại, quan hệ kinh tế và an ninh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.