Chuyên gia nói hiệp ước Nga-Triều là đối trọng của ‘NATO châu Á’

GD&TĐ - Một chuyên gia Nga cho rằng hiệp ước Nga – Triều là đối trọng của kế hoạch thành lập một “NATO châu Á” của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở Nga ngày 13/9/2023. (Ảnh: KCNA qua Reuters)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở Nga ngày 13/9/2023. (Ảnh: KCNA qua Reuters)

Nhà nghiên cứu Konstantin Asmolov tại Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên, thuộc Viện Trung Quốc và Châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã đưa ra ý kiến về vấn đề này.

Ông cho rằng đây sẽ là một phản ứng vì tam giác Washington-Tokyo-Seoul đã được thể chế hóa nhiều hơn so với tam giác Moscow, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, vốn chỉ đơn giản được tạo thành từ các quốc gia đang đối mặt với "mối đe dọa chung”.

Nhà nghiên cứu giải thích, trong khi tam giác phương Tây đang chuyển đổi thành một NATO châu Á, thì sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng đang được coi là đối trọng của nó.

Hiệp ước Moscow-Bình Nhưỡng cho thấy mối quan hệ đối tác rất sâu sắc, với câu hỏi lớn hiện nay là nó sẽ có thành phần quân sự và chính trị lớn đến mức nào.

“Rất có thể, việc tăng cường liên lạc giữa Moscow và Bình Nhưỡng sẽ là một bước nữa hướng tới việc thiết lập một trật tự thế giới mới”, ông nói thêm khi đề cập đến một bài báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin đăng trên tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên.

Trong bài báo trên, nhà lãnh đạo Nga mô tả Bình Nhưỡng là một đồng minh kiên định, sẵn sàng đối đầu với tham vọng chung của phương Tây nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của một thế giới đa cực trái ngược với trật tự dựa trên luật lệ do Mỹ dẫn đầu.

Trước đó, ông Putin phê chuẩn dự thảo thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với Triều Tiên để ký kết tại cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Hôm 17/6, Điện Kremlin thông báo tổng thống Nga có chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên ngày 18-19/6.

Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói với các phóng viên rằng một hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên có thể được ký kết sau chuyến đi của ông Putin tới Bình Nhưỡng.

Ông giải thích rằng một hiệp ước như vậy là cần thiết trong bối cảnh những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên toàn cầu và nó không nhắm vào các nước thứ 3.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ