Tuy nhiên, ông cho rằng họ sẽ không tấn công Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đại sứ Nga Alexander Matsegora cho rằng việc Triều Tiên phát triển các tên lửa đạn đạo mới và lần lượt tiến hành các vụ thử tiếp theo đó, là hậu quả trực tiếp từ chính sách đối đầu của Mỹ đối với Triều Tiên.
"Cần phải công nhận rằng tổ hợp công nghiệp - quân sự của Triều Tiên đã đạt được những kết quả ấn tượng trong 10 năm qua. Một dòng tên lửa đạn đạo và hành trình gần như hoàn chỉnh đã được phát triển, hàng chục vụ phóng thử đã được thực hiện" – hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Alexander Matsegora.
Ngày 19/3, các ngoại trưởng G7 đã cùng lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên. Họ ghi nhận thực tế nước này đã tăng số vụ thử tên lửa ở mức kỷ lục kể từ năm ngoái.
Trước đó cùng ngày, một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên về phía Biển Nhật Bản đã diễn ra. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, vụ phóng được thực hiện từ khu vực bãi thử tên lửa Tongchanni vào khoảng 11:05 giờ địa phương.
Ngày 16/3, Triều Tiên cũng phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản. Sau đó, có thông tin cho rằng họ phóng 2 tên lửa từ quận Chanyen của tỉnh Hwanghae-namdo về phía Biển Nhật Bản.
Triều Tiên được cho là đã tổ chức các cuộc thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 để đáp trả cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc.