Triều Tiên phô diễn dàn vũ khí khủng trong cuộc duyệt binh ban đêm

GD&TĐ - Đêm 8/2, Triều Tiên tổ chức một cuộc duyệt binh lớn ở Bình Nhưỡng, kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân nước này.

Hệ thống được cho là của mẫu ICBM dùng nhiên liệu rắn đang được Triều Tiên phát triển.
Hệ thống được cho là của mẫu ICBM dùng nhiên liệu rắn đang được Triều Tiên phát triển.

Ngày 9/2, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin về cuộc duyệt binh lớn với sự tham gia của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), được cho là đại diện "khả năng tấn công hạt nhân tối đa" của nước này.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tham dự sự kiện trên vào ban đêm cùng với phu nhân Ri Sol-ju và con thứ hai là Ju-ae, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).

Bên cạnh các quan chức hàng đầu, ông Kim đã đến khán đài xem cuộc duyệt binh được tổ chức tại Quảng trường Kim Nhật Thành nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA).

Đặc biệt, KCNA đưa tin, một đoàn ICBM lăn bánh qua quảng trường, thể hiện sự phát triển sức mạnh quân sự "mang tính cách mạng" và khả năng tấn công hạt nhân "tối đa" của Triều Tiên.

Cũng xuất hiện tại lễ duyệt binh là các đoàn tên lửa chiến thuật và tên lửa hành trình tầm xa.

Triều Tiên cũng giới thiệu "các đơn vị hạt nhân chiến thuật" nhằm thể hiện "năng lực phản công và răn đe chiến tranh".

Một bức ảnh của KCNA về cuộc diễu hành cho thấy các ICBM Hwasong-17, cũng như hệ thống được cho là ICBM mới được đặt trên bệ phóng vận chuyển 18 bánh xe. Thông tin chi tiết của tên lửa mới này vẫn chưa được công bố, nhưng sự hiện diện của nó làm dấy lên suy đoán rằng đây có thể là một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn mà Triều Tiên đã cố gắng có được.

Tháng 12 năm ngoái, Triều Tiên tuyên bố đã tiến hành thử nghiệm thành công động cơ tên lửa "nhiên liệu rắn có lực đẩy cao" để phát triển một "vũ khí chiến lược kiểu mới" - một động thái củng cố suy đoán về việc Triều Tiên thúc đẩy một loại ICBM dùng nhiên liệu rắn.

Nếu được triển khai, ICBM nhiên liệu rắn có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với lục địa Mỹ do nó có thể kích hoạt một cuộc tấn công bất ngờ.

ICBM nhiên liệu rắn mất ít thời gian chuẩn bị để phóng hơn so với nhiên liệu lỏng, vốn đòi hỏi các thủ tục trước khi phóng tốn nhiều thời gian như việc phun nhiên liệu.

Cuộc duyệt binh cũng có sự xuất hiện của một loạt tên lửa và pháo binh có thể nhắm tới Hàn Quốc. Chúng bao gồm các bệ phóng tên lửa đa nòng "siêu lớn" và pháo tự hành cỡ nòng 152 mm, cũng như tên lửa KN-23 mô phỏng theo tên lửa đạn đạo Iskander của Nga.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc chỉ trích Triều Tiên tổ chức sự kiện trên khi nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực và khó khăn kinh tế ngày càng trầm trọng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo-suk nói trong một cuộc họp báo thường kỳ: “Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên ngay lập tức ngừng phát triển tên lửa và hạt nhân bất hợp pháp, cũng như các mối đe dọa hạt nhân liều lĩnh, đồng thời nhanh chóng quay trở lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa”.

Triều Tiên cho biết chương trình tên lửa và phát triển vũ khí hạt nhân của họ thuộc quyền tự vệ có chủ quyền của nước này và là cần thiết vì các chính sách thù địch của Mỹ và các đồng minh.

Tại một cuộc họp đảng vào cuối năm ngoái, ông Kim Jong-un kêu gọi gia tăng "theo cấp số nhân" kho vũ khí hạt nhân của mình. Ông nêu lên nhu cầu sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến thuật dường như nhắm vào Hàn Quốc và phát triển một ICBM mới.

Chỉ riêng trong năm ngoái, Triều Tiên đã bắn khoảng 70 tên lửa đạn đạo, trong đó có 8 ICBM, nhiều nhất trong một năm. Những ICBM đó bao gồm cả tên lửa Hwasong-17.

Kể từ khi ông Kim lên nắm quyền sau khi cha mình qua đời cuối năm 2011, Triều Tiên đã tổ chức 13 cuộc duyệt binh, bao gồm cuộc duyệt binh mới nhất này.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng con gái xem cuộc duyệt binh.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng con gái xem cuộc duyệt binh.

Lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quân đội tại quảng trường Kim Nhật Thành.

Lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quân đội tại quảng trường Kim Nhật Thành.

Xe tăng chiến đấu chủ lực của Triều Tiên.

Xe tăng chiến đấu chủ lực của Triều Tiên.

Các hệ thống tên lửa.

Các hệ thống tên lửa.

Các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Xe chở đầu đạn kiêm bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17.

Xe chở đầu đạn kiêm bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17.

Quân đội Triều Tiên trong lễ duyệt binh.

Quân đội Triều Tiên trong lễ duyệt binh.

Chiến đấu cơ xả khói và thả pháo sáng khi bay qua lễ đài.

Chiến đấu cơ xả khói và thả pháo sáng khi bay qua lễ đài.

Theo Yonhap/Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.