Triều Tiên lấy công nghệ tên lửa siêu thanh từ đâu?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nếu Triều Tiên sớm hoàn thiện và triển khai tên lửa siêu thanh, cán cân quyền lực trong khu vực sẽ nghiêng về phía Bình Nhưỡng.

Triều Tiên lấy công nghệ tên lửa siêu thanh từ đâu?

Vào ngày 15 tháng 1 năm 2024, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa nhiên liệu rắn siêu thanh có đầu đạn dạng tàu lượn siêu vượt âm.

Theo các nhà chức trách Bình Nhưỡng, trong lần phóng này, họ muốn kiểm tra xem đầu đạn siêu thanh trên tên lửa này có khả năng cơ động như thế nào, đồng thời khẳng định đây đã là lần phóng thử thứ tư của vũ khí nói trên, bắt đầu từ năm 2021.

Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết, vụ phóng tên lửa siêu thanh của Triều Tiên được thực hiện ở cự ly 1.000 km, sau đó tên lửa rơi xuống biển. Hành động này bị phương Tây và đồng minh lên án đã đe dọa đáng kể đến an ninh của Bán đảo Triều Tiên.

Tên lửa siêu thanh này của Triều Tiên chưa có mã định danh. Được biết cho đến nay, các lần phóng thử nghiệm của nó đã diễn ra vào tháng 9 năm 2021 và hai lần vào tháng 1 năm 2022. Tuy nhiên tên lửa của Triều Tiên vào thời điểm đó được trang bị động cơ nhiên liệu lỏng.

Giờ đây nó đã được trang bị động cơ nhiên liệu rắn, cho phép giảm thời gian triển khai chiến đấu xuống còn vài phút, điều này khiến loại vũ khí trên trở nên nguy hiểm hơn nhiều và khó bị giáng trả hơn.

Các nhà phân tích phương Tây tin rằng đầu đạn của tên lửa siêu thanh này thực sự có khả năng cơ động để vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa.

Bên cạnh đó, bản thân tên lửa có khả năng đạt tốc độ vài nghìn km một giờ.

Tên lửa siêu thanh của Triều Tiên có thể học tập công nghệ DF-17 Trung Quốc.

Tên lửa siêu thanh của Triều Tiên có thể học tập công nghệ DF-17 Trung Quốc.

Tuy nhiên sau đó, câu hỏi được đặt ra là Triều Tiên có thể lấy những công nghệ cần thiết ở đâu để cải thiện vũ khí tên lửa siêu thanh của mình.

Điều đầu tiên giới phân tích nghĩ đến là công nghệ Liên bang Nga, nơi có tổ hợp tên lửa siêu thanh Avangard với tính năng tương tự, đó là được trang bị đầu đạn dạng tàu lượn siêu vượt âm.

Nhưng các chuyên gia cũng lưu ý đừng quên Trung Quốc cũng có tổ hợp tên lửa siêu thanh trên mặt đất tương tự mang mã định danh DF-17 và mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Bình Nhưỡng cũng rất khăng khít.

Để có được nhận định chính xác hơn, chuyên gia cần xem xét thêm vài vụ phóng thử nữa của Triều Tiên, cũng như nghiên cứu các hình ảnh trong tương lai của chúng.

Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.
Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.