Hãng tin Bloomberg đưa ra nhận định trên sau khi tham khảo của những nguồn tin của họ bên lề hội nghị thượng đỉnh các nước G20.
Theo những người giấu tên nói chuyện với ấn phẩm, đánh giá này là một trong nhiều dự báo về mối quan hệ đối tác giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Họ nhấn mạnh rằng một động thái như vậy sẽ không xảy ra ngay lập tức và sự hỗ trợ quân sự ở mức độ trên nếu xảy ra, có thể sẽ được cung cấp trên cơ sở luân phiên thay vì triển khai một lần.
Đại sứ Ukraine tại Hàn Quốc - ông Dmytro Ponomarenko đã đưa ra đánh giá của riêng mình vào đầu tháng 11 khi tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng Bình Nhưỡng dự kiến sẽ luân chuyển tới 15.000 quân nhân Triều Tiên tần suất vài tháng một lần.
Hãng tin Bloomberg lưu ý rằng đại diện của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Phủ Tổng thống đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Quyết định của ông Kim gửi Quân đội Triều Tiên tham gia cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã khiến các đồng minh của Kyiv cảnh báo rằng điều này có thể làm leo thang cuộc xung đột, vốn đã là cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
Họ tin rằng sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Nga - Triều cũng có thể ảnh hưởng đến cán cân an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng gia tăng.
Vấn đề này sẽ được một số đồng minh nêu ra tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil, trong đó có Thủ tướng Đức Olaf Scholz, khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Vậy cái mà Triều Tiên nhận được là gì, theo các nhà quan sát nhận xét, các cuộc khủng hoảng tài chính và lương thực ở Triều Tiên phần lớn được giải quyết nhờ sự hỗ trợ của Nga vì Bình Nhưỡng đã đóng góp cho cuộc chiến.
Nga được cho là đã cung cấp cho Triều Tiên lượng lớn ngũ cốc. Điều này cho phép giải quyết tình trạng thiếu lương thực.
Hiện nay Nga còn đang mua đạn pháo từ Triều Tiên. Ngoài ra, Moskva cũng được cho là đang giúp đỡ về công nghệ vũ trụ tiên tiến, khi Bình Nhưỡng tìm cách phóng thêm một vệ tinh trinh sát quân sự khác.