Triều Tiên: “cánh cửa cơ hội đang đóng lại“- kết quả đàm phán với Mỹ

GD&TĐ - Hôm thứ Sáu, một nhà ngoại giao của Triều Tiên cho biết, cơ hội phát triển trong đối thoại với Hoa Kỳ đang ngày càng thu hẹp, thêm vào đó, Bình Nhưỡng mong đợi các hoạt động tương hỗ từ Washington vào cuối năm nay.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

"Chúng tôi đã dành cho cho Hoa Kỳ khá nhiều thời gian và cũng đang chờ đợi một câu trả lời vào cuối năm nay, về một kết quả nào đó. ... Nhưng tôi phải nói rằng cánh cổng cơ hội bị thu hẹp hơn mỗi ngày", Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, ông Jo Chol Su nói.

Ông Jo, người phát biểu tại Hội nghị phi lợi nhuận ở Moscow, cho biết Bình Nhưỡng sẵn sàng đàm phán với Mỹ trong trường hợp có triển vọng tiến triển, chứ không quan tâm đến một cuộc đối thoại mà không mang lại kết quả, theo hãng tin Nga Interfax.

"Cần có các yếu tố và tín hiệu mang tính xây dựng, chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng đáp ứng bất cứ lúc nào; nhưng nếu một cuộc họp tiếp tục diễn ra chỉ để nói chuyện, và nếu chúng tôi không thể mong đợi kết quả rõ ràng, thì chúng tôi không quan tâm đến các cuộc nói chuyện như vậy", ông nói.

Ngoài ra, ông Jo cho rằng các lệnh trừng phạt áp đặt lên Bắc Triều Tiên là một "sự xúc phạm không thể chấp nhận được" và chúng cần phải được dỡ bỏ.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không đưa ra câu trả lời cho các yêu cầu bình luận về lời nhận xét của ông Jo. Washington đã tìm cách nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ với Triều Tiên, nhưng một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại không có cuộc họp nào để công bố.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đồng ý vào tháng 6 là sẽ mở lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ sau cuộc hội nghị thượng đỉnh thất bại tại Việt Nam vào tháng 2, nhưng những điều này không mang lại kết quả.

Triều Tiên vẫn đang tìm cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, còn phía Hoa Kỳ nhấn mạnh, trước tiên ông Kim cần phải dừng chương trình vũ khí hạt nhân của mình.

Đầu năm nay, chủ tịch Triều Tiên- ông Kim Jong Un đã lấy mốc thời hạn là cuối năm để Washington có những hoạt động tiếp cận mới. Điều này làm dấy lên mối lo ngại rằng Triều Tiên có thể quay lại với bom hạt nhân cũng như thử nghiệm tên lửa tầm xa từ năm 2017.

Theo Reuters.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ