Triển vọng của ngành kỹ sư xây dựng trong tương lai

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngành kỹ sư xây dựng được coi là một trong những trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế.

Bất kỳ một quốc gia, một ngành kinh tế nào cũng cần đến ngành kỹ sư xây dựng. Do đó, dù ở thời đại nào thì xây dựng luôn là ngành học được nhiều người săn đón. Đây cũng là lý do khiến ngành này có tỷ lệ chọi rất cao. Vậy ngành học này có gì thú vị, cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Khái quát về ngành kỹ sư xây dựng

Nhiều người thắc mắc ngành kỹ sư xây dựng học những gì, có phải trực tiếp tham gia xây dựng không? Ngành học này có vất vả, có phải lăn lộn nắng mưa hay không? Tuy nhiên công việc lại khác hoàn toàn với tưởng tượng của nhiều người.

Ngành kỹ sư xây dựng còn có tên gọi tiếng Anh là Construction Industry. Ngành này thực hiện các hoạt động từ thiết kế, lên kế hoạch, thi công, xây dựng. Cho đến hoàn thiện công trình.

Sản phẩm của xây dựng chính là các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, khu công nghiệp,... Chúng có chức năng phục vụ đời sống con người. Một số công trình của ngành này gồm nhà ở, trường học, bệnh viện, cầu đường, trung tâm thương mại,...

Ngành kỹ sư xây dựng đào tạo những gì cho người học?

Ngành kỹ sư xây dựng đào tạo nên những kỹ sư, cụ thể là kỹ sư xây dựng. Đây là những người có vai trò quan trọng trong thiết kế, giám sát thi công, tính toán nguyên vật liệu,... Ngoài ra họ còn lên dự án và nghiên cứu các kỹ thuật xây dựng mới mẻ, sáng tạo.

Khi theo học này, sinh viên sẽ được học tập và đào tạo đầy đủ bài bản. Mục đích là để trang bị những kiến thức cần thiết của một kỹ sư xây dựng. Đây là những kiến thức cơ sở, nền tảng, kiến thức chuyên ngành kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bên cạnh đó, người học còn được hướng dẫn và đào tạo đầy đủ về các phần mềm thiết kế, toán ứng dụng,... Được học các môn học liên quan đến kết cấu xây dựng, trắc địa, địa chất, sức bền vật liệu,... Các môn như hình học hoạt hình, cơ học kết cấu... Người học yên tâm là sẽ được đào tạo cả tiếng anh chuyên ngành và tin học.

Sinh viên theo học ngành này còn được dạy về cách kiểm tra chất lượng vật liệu, công trình. Các quy chuẩn an toàn lao động. Các kiến thức chuyên sâu về xử lý nền móng, gia cố công trình,...

Cơ hội việc làm và mức lương khi học ngành kỹ sư xây dựng

Việc làm và mức lương cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi cân nhắc học ngành kỹ sư xây dựng. Chắc hẳn bất cứ ai sau khi học xong cũng đều mong muốn có một công việc ổn định với mức lương cao.

Người học ngành kỹ sư xây dựng sau khi ra trường có thể làm công việc gì?

Sau khi ra trường, người học có thể làm việc tại các công ty tư vấn xây dựng, thi công xây dựng dự án. Hoặc có thể đảm nhiệm vị trí kỹ sư xây dựng tại công trường, phân xưởng, nhà máy vật liệu,...

Ngoài ra, người học còn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước. Ví dụ như làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng tại Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng,... Các phòng quản lý đô thị hay công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.

Mức lương của ngành kỹ sư xây dựng khoảng bao nhiêu?

Sinh viên ngành này sau khi ra trường được đánh giá rất cao. Do đó mức lương của sinh viên mới ra trường có thể rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng/tháng. Tùy vào năng lực và kinh nghiệm, mức lương này có thể lên đến 30-50 triệu đồng/tháng. Thậm chí là còn có thể cao hơn tuỳ thuộc vào vị trí và quy mô của công trình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ