Triển lãm Văn Miếu – Quốc Tử Giám tại Cà Mau

GD&TĐ - Triển lãm giúp người dân Cà Mau hiểu hơn về di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từng là trung tâm đào tạo nhân tài lớn nhất Việt Nam thời quân chủ.

Triển lãm Văn Miếu – Quốc Tử Giám tại Cà Mau

Ngày 30/10, TS Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Bảo tàng tỉnh Cà Mau tổ chức triển lãm “Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Không gian sáng tạo của Thủ đô Hà Nội” tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố Cà Mau.

ca-mau-6.jpg

Triển lãm giới thiệu về Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám giữa lòng Thủ đô Hà Nội, nơi hun đúc và lưu giữ những truyền thống quý báu của dân tộc: Hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng hiền tài và các hoạt động phát huy giá trị di sản định hướng trở thành trung tâm sáng tạo của thủ đô Hà Nội.

ca-mau-1.jpg

Nội dung triển lãm gồm 2 phần: Phần 1 giới thiệu về giá trị đặc biệt của khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; phần 2 giới thiệu về những hoạt động hướng tới đưa khu di tích thành trung tâm sáng tạo của Thủ đô Hà Nội.

ca-mau-2.jpg

Ông Nguyễn Văn Tú – Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết: “Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp văn hoá và hưởng ứng thành phố Hà Nội tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo, trung tâm đã đổi mới hoạt động, triển khai nhiều hoạt động mới như chương trình giáo dục di sản, tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm đặc trưng, tổ chức các cuộc thi sáng tác về di tích như cuộc thi ký hoạ di tích, vẽ về di tích…

ca-mau-4.jpg

Gần đây, chương trình trải nghiệm đêm với chủ đề “Tinh hoa đạo học” là sản phẩm kết hợp di sản với công nghệ trình diễn ánh sáng 3D Mapping. Di tích đã trở thành không gian sáng tạo cho đa số người dân, đặc biệt là các bạn trẻ yêu văn hoá, nghệ thuật”.

ca-mau-3.jpg

Trong khuôn khổ triển lãm, các hoạt động giáo dục di sản cũng được tổ chức giúp các em học sinh, sinh viên tìm hiểu về lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám và lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam một cách thú vị và sinh động.

Qua đó góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá, giáo dục của dân tộc, khích lệ tinh thần hiếu học cho thế hệ trẻ Cà Mau với phương châm “đem di sản đến gần hơn với mọi người dân, mọi vùng miền của Tổ quốc”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.