Triển lãm “Di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam” tại Huế

GD&TĐ - Sáng 16/5 tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm“Di sản Tư liệu Thế giới ở Việt Nam”. 
Triển lãm thu hút đông đảo quan khách đến thưởng lãm
Triển lãm thu hút đông đảo quan khách đến thưởng lãm

 Để có một triển lãm đầy ý nghĩa này, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã phối hợp chặt  chẽ  với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt, Lâm Đồng), Trung tâm VHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng Hà Tĩnh, Trung tâm Liễu Quán Huế trong việc sử dụng hình ảnh, tư liệu, hiện vật

Triển lãm “Di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam” tại Huế ảnh 1

Hình ảnh tư liệu  bia tiến sĩ khoa thi năm 1554 triều vua Lê Trung Tông có 13 người đỗ tiến sĩ tại triển lãm

Tại triển lãm này đã  giới thiệu 4 di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam bao gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sỹ Văn Miếu Thăng Long, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Châu bản triều Nguyễn và các di sản tư liệu tiềm năng là Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, mộc bản văn hóa Phật giáo Huế, Mộc bản trường Phúc Giang – Hà Tĩnh.

Triển lãm “Di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam” tại Huế ảnh 2
Giới thiệu mộc bản triều Nguyễn 

Trong đó, Mộc bản Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt nam do UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV – Đà Lạt , tỉnh Lâm Đồng.

Sau Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sỹ Văn Miếu Thăng Long là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam được đưa vào danh mục Di sản tư Liệu thế giới ngày 27/7/2011,  Bên cạnh đó, UNESCO cũng công nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang) vào ngày 16/5/2012 và Châu bản triều Nguyễn vào ngày 14/5/2014 .

 Di sản Tư liệu Thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức Thế giới) được UNESCO khởi xướng từ năm 1992 xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về việc bảo tồn và tiếp cận những di sản tài liệu quý hiếm có nguy cơ bị xâm hại và mai một ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới.

Mục đích của chương trình là để ghi nhận các di sản văn hóa thuộc dạng tư liệu trên thế giới, đó có thể là cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói (băng ghi âm) hoặc có thể là bút tích, bản thảo...

 Triển lãm “Di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam” hy vọng sẽ là một điểm trưng bày mới hấp dẫn, thú vị đối với du khách tham quan.

Ảnh minh họa/INT

Tăng hay giảm?

GD&TĐ - Bộ GTVT đã có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu có giải pháp khẩn trương thực hiện việc xây dựng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.