Trị nhiệt miệng hiệu quả bằng nguyên liệu có trong tủ lạnh

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi, trên nướu… Đây không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho trong việc ăn uống và vệ sinh răng.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng thường là: do ăn thức ăn quá nóng hay vô tình cắn vào miệng khi ăn. Đó là nguyên nhân trực tiếp nhất, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác cũng rất phổ biến như: Nhiệt miệng do stress, do viêm ruột hay rối loạn miễn dịch, do thiếu vitamin và khoáng chất như vitamin B12, sắt, folate,…

Uống nước cam, chanh trị nhiệt miệng

Lượng vitamin C tự nhiên khá dồi dào có trong hai loại trái cây này, sẽ giúp khỏi nhiệt miệng nhanh chóng. Vitamin C có tác dụng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đồng thời giúp ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus… gây nên bệnh nhiệt miệng. 

Việc uống nước cam, chanh, không chỉ ngăn nhiệt miệng mà còn giúp giải độc hiệu quả cho cơ thể.

Súc miệng bằng nước muối loãng

Một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả là súc miệng bằng nước muối loãng. Khả năng sát khuẩn cao của nước muối, sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nhiệt miệng đồng thời giúp vết thương lành lại. 

Bạn có thể ngậm nước muối trong vài phút, hay dùng để súc miệng hằng ngày.

Trị nhiệt miệng bằng nước củ cải

Xắt nhỏ củ cải, cho vào máy xay cùng với một ít nước rồi vắt lấy nước. hòa thêm nước sôi nguội và súc miệng mỗi ngày 3 lần. Thông thường, súc miệng nước củ cải thì chỉ cần 2 ngày là có thể khỏi chỉ nhiệt miệng rồi.

Trị nhiệt miệng bằng nước rau ngót

Chỉ cần lấy lá rau ngót rửa sạch, giã nát hoặc xay. Sau đó ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong. Lấy bông chấm nước rau ngót rồi chấm vào chỗ bị nhiệt miệng. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2-3 lần 1 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả. Vết loét dịu đi, không còn đau đớn, khó chịu nữa. 

Bạn nhớ là chỉ dùng lá rau ngót và không nên pha thêm nước mà để nguyên nước cốt rau ngót thì mới có thể phát huy hết công dụng.


Trị nhiệt miệng bằng đậu đen

Cách 1: Dùng 20-40 g đậu đen nấu lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp làm mát cơ thể, chữa nhiệt miệng, các bệnh lở loét, mụn nhọt.

Cách 2: Đem rang chín hạt đậu đen, sau đó đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 1-2 cốc bột đậu đen này giúp cơ thể hết mệt mỏi, đồng thời làm giảm bớt các vết nhiệt miệng.

Trị nhiệt miệng bằng vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu có tính hàn, chứa nhiều chất dinh dưỡng, thường dùng để chữa các bệnh nóng trong người, nhiệt miệng.

Bạn có thể ăn trực tiếp phần cùi của vỏ dưa hấu. Hoặc sắt nhỏ vỏ dưa rồi rang khô, sau đó sắc lấy nước uống giúp trị viêm, sưng miệng hiệu quả.

Trị nhiệt miệng bằng nước khế

Cách này cũng khá đơn giản nhé. Lấy 2- 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi. Bắc ra cho nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày để có hiệu quả. Các bạn nên lựa chọn loại khế chua để dùng vừa sinh tân dịch nhiều hơn, vừa thanh nhiệt tốt hơn.

Trị nhiệt miệng bằng rau húng chó

Theo Đông y, húng chó là loại cây có tính ấm nhưng lại có thể làm mát máu trong cơ thể. Lá húng chó chứa tinh dầu có tác dụng giảm đau hiệu quả, thường được dùng để chữa trị nhiệt miệng.

Cách dùng: Rửa thật sạch vài lá húng chó rồi nhai kĩ, uống thêm vài ngụm nước lọc để cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Ngày khoảng 5-6 lần. Sau 3 ngày, cơn đau do nhiệt miệng sẽ giảm bớt.

Trị nhiệt miệng bằng cà chua

Sử dụng nước ép cà chua sống, hoặc nhai cà chua là một mẹo trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Cà chua là loại quả có tính bình, lại có vị chua và có tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp bệnh nhiệt miệng mau hết. 

Đơn giản, bạn có thể ngậm nước ép rồi nuốt dần hoặc nhai cà chua trong miệng, thực hiện cách này từ 3-4 lần mỗi ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi nhất.

Trị nhiệt miệng bằng lá nhọ nồi (Cỏ mực)

Rửa sạch, chỉ lấy lá rồi giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét, ngày nên bôi thường xuyên 2 - 3 lần. Cỏ mực tính mát nên thanh nhiệt khá hiệu quả. 

Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét, khi kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. 

Những lưu ý về cách trị nhiệt miệng

Bên cạnh việc trị nhiệt miệng bằng những cách trên đây thì bạn cũng cần phải tuân thủ những điều sau để trị nhiệt miệng tận gốc:

Tránh ăn thực phẩm gây kích ứng miệng như: thức ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại trái cây có tính axit cao.

Thường xuyên ăn rau xanh và hoa quả để chữa nóng trong.

Vệ sinh răng miệng đúng cách.

Tích cực uống nước.

Súc miệng bằng nước muối 3 lần 1 ngày.

Cơn đau khó chịu sẽ nhanh chóng được đánh bay với những cách trị nhiệt miệng trên đây. Chúc các bạn thành công.

Theogiadinhvietnam.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động