Trên 18 tuổi mới được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19?

GD&TĐ - Vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca chỉ định đối với những người từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, người trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền được khuyến khích tiêm, bởi là nhóm nguy cơ mắc bệnh nặng.

Triển khai tiêm chủng tại Trung tâm Y tế huyện Kim Thành (Hải Dương). Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.
Triển khai tiêm chủng tại Trung tâm Y tế huyện Kim Thành (Hải Dương). Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.

Phản ứng phụ phổ biến nhất

Ngày 8/3, 377 nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Hà Nội, Hải Dương và TPHCM đã được tiêm vắc-xin của AstraZeneca. Theo dữ liệu đến hết tháng 2, sau mũi tiêm đầu tiên, vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca có hiệu quả phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2 đạt 76%.

Sau mũi tiêm thứ 2 cách 21 ngày, hiệu quả miễn dịch sẽ đạt 81%. Thời gian bảo vệ của vắc-xin được công bố là khoảng 7 tháng. Tuy nhiên, thời gian này còn phụ thuộc vào mỗi người và số lượng kháng thể.

TS Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, dù vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta sản xuất vắc-xin sau một năm.

Do đó, việc theo dõi sát những diễn biến bất lợi có thể xảy ra với người được tiêm là điều vô cùng cần thiết. Bởi, theo ông Park, an toàn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu. TS Park nhấn mạnh, cần theo dõi sát, kiểm tra sau khi tiêm vắc-xin 48 giờ, cũng như tiếp tục theo dõi sau tiêm tại nhà.

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, bất cứ loại thuốc, vắc-xin hay sinh phẩm nào đưa vào cơ thể cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ nhất định.

Theo chuyên gia này, tác dụng phụ được ghi nhận nhiều nhất với vắc-xin Covid-19 là đau ở vị trí tiêm. Bởi, một số trường hợp áp-xe tại vị trí này. Đặc biệt, tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ.

Bộ Y tế khuyến cáo, vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca chỉ định đối với những người từ 18 tuổi trở lên. Trong khi đó, với phụ nữ có thai, cần tiêm vắc-xin khi lợi ích vắc-xin vượt trội hơn nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo tiêm khi thuộc nhóm nguy cơ.

Người nhiễm HIV hoặc suy giảm miễn dịch cần tiêm nếu thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc có nguy cơ mắc bệnh nặng. Ngoài ra, người nhiễm Covid-19 có thể tiêm vắc-xin 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Người trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền được khuyến khích tiêm vắc-xin vì là nhóm có nguy cơ mắc bệnh nặng.

100% nhân viên y tế được tiêm hiện khoẻ mạnh

Theo ThS.BS Nguyễn Tiến Đồng - Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hiện chưa có bất kỳ dữ liệu nào về việc sử dụng vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

“Vắc-xin Covid-19 AstraZeneca có thể tạo ra phản ứng phụ, mặc dù không phải ai cũng gặp phải. Trong các nghiên cứu lâm sàng với vắc-xin, hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ đến trung bình và có thể tự khỏi trong vài ngày.

Đôi khi một số vấn đề có thể gặp phải sau một đến hai tuần tiêm vắc-xin”, ThS.BS Đồng chia sẻ.

Ngoài những tác dụng phụ phổ biến, ThS.BS Đồng cho biết, khoảng 1% người được tiêm vắc-xin AstraZeneca có thể chán ăn, chóng mặt, nổi hạch gần vị trí tiêm. Hoặc, thậm chí là vã mồ hôi, ngứa hay phát ban trên da. Trong khi đó, sốc phản vệ sau tiêm là phản ứng phụ rất hiếm gặp.

Tới nay, 100% nhân viên y tế được tiêm vắc-xin Covid-19 AstraZeneca tại Việt Nam đều khoẻ mạnh và có thể đi làm bình thường. Điều dưỡng Vũ Thị Thanh Thư, Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chia sẻ: “Là một trong những người trực tiếp quản lý và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thời gian qua, khi biết mình được tiêm vắc-xin, tôi rất mừng.

Mặc dù đã tìm hiểu về vắc-xin phòng Covid-19, nhưng là người đầu tiên tiêm nên tôi cũng hồi hộp. Khi bước vào bàn đăng ký, tôi được khám sàng lọc, đo thân nhiệt và được các anh, chị tư vấn nên rất yên tâm. Sau khi tiêm xong, tôi ở lại Phòng Tiêm chủng theo dõi 30 phút, sức khỏe của tôi không có gì bất thường”.

Đêm ngày 8/3, chị Thư sốt nhẹ 37,5 độ C, nhưng không có phản ứng phụ nào khác. Tới nay, sức khỏe của nữ nhân viên y tế này ổn định và chị có thể đến bệnh viện làm việc bình thường.

Trong khi đó, bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân - Khoa Cấp cứu Hồi sức Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và là nữ bác sĩ đầu tiên được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại TPHCM chia sẻ, mặc dù hồi hộp nhưng chị không hề đau.

“Sau khi theo dõi 30 phút, sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường, không có các triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Sau theo dõi 30 phút, sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường”, chị Xuân cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM bày tỏ: “Hơn một năm qua, nhân viên y tế áp lực lớn vì mức độ lây nhiễm, tỷ lệ phức tạp tỷ lệ của dịch Covid-19. Mặc dù Việt Nam có những thành công trong việc khống chế, nhưng dịch bệnh trên thế giới vẫn phức tạp. Do đó, những liều vắc-xin đầu tiên này đã góp phần giải tỏa một phần áp lực của chúng tôi”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.