Chọn nghề - Việc làm

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hà Nội: Nhiều khó khăn trong đào tạo nghề cho LĐNT

Theo UBND TP Hà Nội, về tiến độ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, 7 tháng đầu năm 2018, đạt tỷ lệ thấp. Đến nay, có 10/19 địa phương đã tổ chức đào tạo, đạt 19,4% kế hoạch. Nguyên nhân do công tác tuyển sinh gặp khó khăn; UBND các quận, huyện vào cuộc chưa tích cực; doanh nghiệp tham gia tuyển dụng rất hạn chế...

Thời gian tới, UBND thành phố giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT xây dựng văn bản đề nghị các địa phương báo cáo rõ tiến độ đào tạo nghề cho LĐNT, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất giải pháp thực hiện. Tổ chức kiểm tra, khảo sát đến cơ sở đào tạo, gặp gỡ người dân tham gia học nghề để kịp thời phát hiện những bất cập hiện nay và đề xuất điều chỉnh. Sau khi nắm rõ tình hình, khảo sát kỹ, đề xuất UBND thành phố tổ chức họp giao ban chuyên đề đào tạo nghề cho LĐNT.

Quảng Ngãi: Giải quyết việc làm cho 7.000 lao động

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp tổ chức Sàn giao dịch việc làm phiên thứ 20 năm 2018. Tham gia sàn giao dịch có 41 đơn vị, doanh nghiệp, trường dạy nghề tham gia tuyển dụng, với nhu cầu tuyển dụng trên 8.997 chỉ tiêu; trong đó, lao động phổ thông với 4.960 chỉ tiêu, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 1.940 chỉ tiêu, tuyển sinh đào tạo nghề 500 chỉ tiêu, 500 chỉ tiêu xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản.

Người lao động được các doanh nghiệp chi trả từ 3 - 15 triệu đồng/tháng. Đối với lao động xuất khẩu, mức lương khởi điểm khá từ 10 triệu - 35 triệu đồng/tháng… Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tổ chức được 20 phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Qua đó, giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 lao động, trong đó Hòa Phát – Dung Quất tuyển dụng 3.800 lao động...

Bến Tre: Nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế hiệu quả

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, qua 2 năm triển khai Đề án sinh kế, toàn tỉnh có 11.879/15.858 hộ tham gia, trong đó chủ yếu là hộ nghèo. Kết quả, trên 10.000 lượt hộ đã được giải ngân vốn vay hỗ trợ với kinh phí hơn 10 tỷ đồng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng và nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả.

Việc triển khai Đề án sinh kế và chương trình khởi nghiệp thoát nghèo đã lan tỏa sâu rộng trong nhân dân qua các đợt truyền thông xuất khẩu lao động cho gần 14.000 học sinh ở các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; họp mặt đối thoại với trên 4.300 hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các hộ tham gia thực hiện Đề án sinh kế và Chương trình khởi nghiệp thoát nghèo đồng thời được kết nối nguồn lực, giải ngân vốn hỗ trợ thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, dạy nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.