Cậu bé bại não viết sách bằng mắt

GD&TĐ - Bị bại não và không thể nói chuyện hay viết lách, Jonathan Bryan (Anh) vẫn hoàn thành cuốn sách bằng đôi mắt của mình. 

Cậu bé bại não viết sách bằng mắt

Jonathan Bryan chỉ có thể giao tiếp bằng những tín hiệu phi ngôn ngữ như cụ cười. Bị bại não bẩm sinh, cậu bé 12 tuổi ngồi trên xe lăn, không thể nói hay cầm bút. Thầy cô cũng từ chối dạy Jonathan đọc và viết.

Không muốn vấn đề sức khỏe cản trở Jonathan tận hưởng cuộc sống, mẹ cậu bé là Chantal quyết tâm tự dạy học cho con. Kết quả, Jonathan biết đánh vần khi lên 9 tuổi và năm nay, ở tuổi 12, hoàn thành cuốn sách mang tên Con mắt biết viết

Jonathan dù bại não vẫn hoàn thành cuốn sách riêng của mình. Ảnh: CNN.

Jonathan dù bại não vẫn hoàn thành cuốn sách riêng của mình.

Chia sẻ với CNN, Chantal cho biết Jonathan bắt tay vào viết sách từ năm 2017. Để làm việc và giao tiếp, cậu bé sử dụng E-Tran, màn hình điện tử trong suốt có cài đặt hệ thống chữ viết. Nhờ khả năng nhận diện chuyển động mắt, E-Tran giúp người đối diện theo dõi Jonathan đang đánh vần từ gì. 

Con mắt biết viết mở đầu bằng lời tâm sự của Chantal về căn bệnh con trai phải chịu đựng. Tiếp đến, sách chuyển sang góc nhìn của Jonathan. Cậu bé nói nhiều về niềm tin Thiên Chúa, một phần rất quan trọng giúp em chống chọi với nghịch cảnh.

Cuốn sách ra mắt ngày 12/7, Jonathan nhận được vô số lời khen ngợi. "Cơ thể bất động không có nghĩa đầu óc vô dụng. Chúng tôi vô cùng tự hào về con", Chantal xúc động. Bà mẹ tiết lộ một phần doanh thu từ cuốn sách sẽ được đưa vào quỹ từ thiện Teach us Too với mục đích khuyến khích giáo dục trẻ em khuyết tật.

"Khi biết đánh vần, chúng ta sẽ có tiếng nói và sống trọn vẹn", Jonathan bộc bạch thông qua màn hình E-Tran. "Cháu chính là tiếng nói của những người câm lặng". 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.