(GD&TĐ) - Trẻ bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) thường là những trẻ không điều chỉnh được hành vi của mình và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống. Nếu trẻ mắc ADHD không được hiểu đúng và cư xử đúng cách, sẽ có thể dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc. Vậy để dạy dỗ và uốn nắm trẻ ADHD dần dần thành những đứa trẻ bình thường các bậc cha mẹ và nhà trường đã phải làm những gì?
Để nhận biết trẻ ADHD
Để giúp các bậc cha mẹ kịp thời nhận biết hội chứng ADHD ở con trẻ, theo healthday.com, Thư viện về y học quốc gia Mỹ liệt kê một số triệu chứng phổ biến ở trẻ mắc ADHD. Đó là: 1. Bất cẩn trong học tập cũng như tham gia các hoạt động ở trường; 2. Hay đánh mất các vật dụng cá nhân hoặc dụng cụ học tập; 3. Khó tập trung lâu; 4. Không chịu lắng nghe và thực hiện theo các chỉ dẫn của người lớn; 5. Hay quên và dễ bị xao nhãng; 6. Khó ngồi yên một chỗ hoặc hành động nhẹ nhàng; 7. Nói nhiều và thường hay gây mất trật tự trong lớp học. Theo các chuyên gia, trẻ mắc hội chứng ADHD cần được cha mẹ, người thân chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ kiểm soát được hành vi của mình.
Hiếu động và lơ là là những dấu hiệu của hội chứng ADHD – rối loạn tăng động, giảm chú ý (Ảnh MH) |
Khi con bạn đang chập chững biết đi, bạn có thể sẽ lo lắng khi sẽ có những biểu hiện của sự hiếu động nhưng nếu so sánh trẻ với những đứa bé khác ở cùng độ tuổi bạn sẽ nhận ra đó là biểu hiện thông thường của trẻ ở độ tuổi này. Ở vào giai đoạn từ 2 và 3 tuổi trẻ thường rất hiếu động bốc đồng và thường dành thời gian cho việc tập trung rất ngắn. Tất cả trẻ đều trông có vẻ rất mau mắn và dễ bị sao nhãng. Ví dụ như khi chúng rất mệt hay rất hào hứng khi làm 1 việc gì đó đặc biệt hoặc trẻ lo đang lo lắng khi bị đặt ở 1 nơi lạ cùng những người lạ. Nhưng trẻ mắc hội chứng hiếu động thường có những biểu hiện hoạt động nhiều hơn dễ mất tập trung hơn và phấn kích hơn mức bình thường của những trẻ cùng lứa. Điều quan trong là những trẻ này trông có vẻ là không thể trật tự, im lặng được bất cứ ngày nào và thái độ của chúng sẽ tiếp diễn suốt những năm chúng đi học.
Mặc dù hầu hết với những trẻ hiếu động đều có trí tuệ bình thường, Chúng vẫn thường xuyên không biểu hiện tốt ở chương trình học. Đó là bởi chúng không thể tập trung hoặc theo dõi những chỉ dẫn ban đầu để hoàn thành bình thường. Chúng thường chậm hơn trong việc hình thành sự kìm chế tính bốc đồng và những cảm xúc của mình, cũng như chậm hơn trong việc phát triển khả năng chú ý và tập trung. Khi ở độ tuổi thích hợp, chúng có xu hướng nói nhiều hơn, dễ bị xúc động, hay đòi hỏi, khó bảo và không tuân thủ mệnh lệnh hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Hành vi của trẻ mắc hội chứng này thường sót lại sự không trưởng thành qua suốt thời thơ ấu và thời niên thiếu; chúng thường dẫn đến các rắc rối trong những việc mà chúng muốn làm ở nhà, ở trường và với bạn bè. Do không có được sự ủng hộ hay đối xử tử tế, trẻ bị hội chứng ADHD gặp khó khăn trong việc phát triển lòng tự trọng.
Đa số những trẻ bị hội chứng mất tập trung đều có các thành viên khác trong gia đình mắc căn bệnh tương tự, đó có lẽ là sự di truyền. Đôi khi triệu chứng có thể là vết tích còn sót lại của 1 căn bệnh về não hoặc sự cảm giác có hệ thống như viêm màng não, viêm não, hội chứng nhiễm độc thai nhi hoặc trẻ bị đẻ non. Trẻ bị hội chứng hiếu động thường không bị những căn bệnh nặng, tuy nhiên, hấu hết trẻ phải trải qua đau ốm để không có dấu hiệu hiếu động.
Theo các thống kê của trẻ ADHD cho thấy các bé trai thường có dấu hiệu mắc hội chứng ADHD nhiều hơn bé gái từ 2 - 4 lần. Tuy nhiên vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của sự khác biệt này.
Nhận thức của các bậc cha mẹ có con ADHD
Cha mẹ thường không dám tin vào sự thật (Ảnh MH - nguồn Internet) |
Khi cô giáo nói con có triệu chứng mắc ADHD, nhiều bậc cha mẹ không chấp nhận. Đó là một thực tế đã xảy ra ở các trường mầm non. Họ cho rằng, cô có định kiến với con họ, ghét bỏ con họ và lập tức cho con nghỉ học hoặc chuyển trường...
Cô Nguyễn Thị Thủy – giáo viên trường Hy Vọng – Gia Lâm Kể: “Là một giáo viên dạy các cháu chuyên biệt nên cô biết bé Bi cạnh nhà – 5 tuổi rất hay đánh bạn và khi chơi không bao giờ tập trung và làm từ đầu đến cuối một việc gì vì hay bị phân tán... Theo dõi, quan sát qua những lần bé chơi với các bạn và có một chút kinh nghiệm vì đã từng nuôi dạy trẻ ADHD tôi đã sang nhà nói để mẹ cháu biết. Tưởng rằng biết chuyện mẹ cháu sẽ quan tâm, lo lắng và cho cháu đi khám chữa bệnh nhưng khi nghe tôi nói xong về tình trạng của cháu thì mẹ cháu lại tỏ ngay thái độ tức giận và còn nói “Đó là do con trẻ hiếu động...”. Chị nhất định không chịu thừa nhận con mình có những hành động như tôi phân tích với chị... Sau này, tìm hiểu hàng xóm xung quanh, tôi được biết bé Bi cũng đã được mẹ chuyển qua rất nhiều trường chỉ vì chị không công nhận con mình bị ADHD mặc dù các cô đã góp ý với mẹ để cùng phối hợp dạy dỗ cháu. Giờ bé Bi không đi học nữa mà ở nhà và đang được mẹ và người giúp việc tự trông nom dạy dỗ.”.
Thực tế, việc phát hiện trẻ mắc ADHD được bố mẹ chấp nhận ngay là rất khó bới những “cục cưng” của họ hàng ngày vẫn nói cười, chơi đùa với ông bà, cha mẹ bình thường, chẳng qua là “hiếu động” nên đến lớp hay bắt nạt bạn mà thôi! Vậy nên, khi cho con đến trường, cô giáo phản ánh lại tình trạng của con: hay đánh bạn, mất tập trung, không điều chỉnh được hành vi... họ vẫn cho là bình thường. Nhưng các cô ở trường mầm non thì không mấy khó khăn phát hiện ra trẻ có triệu chứng ADHD do trực tiếp chăm sóc dạy dỗ trẻ hàng ngày... Song việc đánh giá mức độ hiếu động – kém chú ý và nhất là đưa ra được những biện pháp can thiệp là một điều không đơn giản.
Nhiều phụ huynh thấy con có những triệu chứng bất thường đã cho con đến khám bác sĩ nhưng vẫn không tin con mình mắc ADHD. Họ không chấp nhận kết quả chẩn đoán mà cho rằng con mình chỉ “thừa năng lượng” hay quá nhạy cảm thôi và tỏ thái độ khó chịu. Đó thực sự là những khó khăn lớn mà các chuyên viên thường phải đối diện với cha mẹ các trẻ.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp phụ huynh khi biết con mắc ADHD thì quá lo lắng, bi quan. Họ đã tìm mọi cách đem con đi chữa cho dù phải hao tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian. Song các biện pháp điều trị vẫn không có giá trị thực tiễn.
Hiện nay, các gia đình có trẻ ADHD nói riêng và trẻ rối nhiễu tâm lý nói chung thường có khuynh hướng gửi con vào các trường chuyên biệt nhưng theo các chuyên gia tâm lý thì điều đó không nên. Vì nếu cho trẻ vào lớp toàn là trẻ ADHD thì sẽ rất khó khăn cho việc chữa bệnh của trẻ. Nên cho trẻ đến những trường mầm non, tiểu học... có các bạn khỏe mạnh, bình thường khác thì trẻ mới nhanh chóng hòa nhập và bệnh tật mới thuyên giảm.
Với những trường học có trẻ ADHD, giáo viên cần phải được đào tạo hay tập huấn về tâm lý các trẻ này, để có những biện pháp ứng xử và dạy dỗ đúng cách. Bên cạnh việc giúp các em tập trung học tập với các bạn cùng lớp thì các em có thể tham gia các buổi trị liệu tâm vận động cũng như có những biện pháp chữa trị khác tại gia đình. Tuy nhiên, việc các em có cải thiện được khả năng về ngôn ngữ và hành vi của mình hay không thì ngoài việc đưa các em đi chữa bác sĩ, đến trường học thì những chăm sóc, dạy dỗ trẻ ở gia đình là rất quan trọng.
Phương Thủy