Trẻ học “nhờ” tại nơi “mắc kẹt”: Nhà trường quan tâm, phụ huynh tin tưởng

GD&TĐ - Sau khai giảng 2 tuần, hầu hết phụ huynh có con em “mắc kẹt” và học "nhờ" tại các địa phương đều bày tỏ yên tâm. Điều này cũng cho thấy, các nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để HS học tập ở môi trường mới.

HS học "nhờ" đều được các nhà trường, giáo viên hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa trong học tập
HS học "nhờ" đều được các nhà trường, giáo viên hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa trong học tập

Tin tưởng vào nhà trường

Bác Nguyễn Văn Thu, địa chỉ 25/10 Trị trấn Núi Đèo (Thủy Nguyên-Hải Phòng) là ông nội của học sinh (HS) Nguyễn Hải Anh đang học nhờ tại Trường Tiểu học Núi Đèo chia sẻ: Gia đình cháu sống tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Sau nghỉ hè cháu và mẹ về thăm ông bà ngoại (khoảng cuối tháng 5), khi đó chưa có dịch Covid-19.

Sau đó dịch bùng phát, việc di chuyển trở lại Khánh Hòa không thể thực hiện bởi Khánh Hòa dịch bùng phát và thực hiện giãn cách của Chính phủ. Gần cuối tháng 8, gia đình nhận được thông báo của Trường Tiểu học Núi Đèo về hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tạo điều kiện cho HS “mắc kẹt” học “nhờ” tại nơi đang cứ trú. Ngay lập tức gia đình làm đơn xin cho cháu vào học lớp 3 tại Trường Tiểu học Núi Đèo.

Anh Nguyễn Đức Hiếu là phụ huynh của em Nguyễn Đức Tiến - HS Trường Tiểu học An Hòa (Cầu Giấy – Hà Nội) trao đổi: Con về Ninh Bình chơi từ đầu tháng 8 sau đó mắc kẹt lại quê vì Hà Nội thực hiện giãn cách không thể về. Gần cuối tháng 8 gia đình xin cho con vào học “nhờ” tại Trường Tiểu học Ninh Mỹ (Hoa Lư – Ninh Bình).

HS bắt nhịp ngay cùng môi trường học tập mới
HS bắt nhịp ngay cùng môi trường học tập mới

Trước khi có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc cho HS học “nhờ” tại các địa phương, gia đình khá lo lắng bởi không trở lại Hà Nội kịp thời điểm khai giảng năm học mơ, nếu học online ở xa thì hiệu quả không cao bằng học trực tiếp. Đăng ký học nhờ tại Trường Tiểu học Nih Mỹ, tới nay HS Nguyễn Đức Tiến đã đã hòa đồng và học tập vui vẻ, hiệu quả.

Hiện gia đình chưa phải nộp 1 khoản kinh phí nào, trong khi các điều kiện học tập của con đều giống như tất cả những HS trong lớp. Cô giáo rất quan tâm chú ý trong các hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày ở lớp, ngoài ra còn gọi điện trao đổi thường xuyên với bố mẹ về tình hình của con.

Anh Hiếu cũng cho biết, qua trao đổi với ông bà nội: Khi con tới trường học tập, nhà trường, GV đều yêu cầu đeo khẩu trang, đo thân nhiệt HS, có nước khử trung tay. Vì vậy, gia đình hoàn toàn yên tâm với công tác phòng, chống dịch của trường “ vùng xanh” và việc học tập, sinh hoạt tại trường của trẻ.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Tú –phụ huynh của em Nguyễn Khánh Chi, lớp 5 trường Tiểu học An Khánh B (Hoài Đức – Hà Nội) cũng trao đổi: Con về quê (Lục Ngạn- Bắc Giang) chơi với ông bà từ dịp 30/4-1/5 và tới nay vì Bắc Giang có dịch phải ở lại và khi hết dịch thì Hà Nội thực hiện giãn cách.

Khi chưa có hướng dẫn của Bộ về việc học nhờ tại địa phương bị “kẹt” lại, gia đình khá lo lắng vì học online theo trường tại Hà Nội thì ông bà không kèm được, về Hà Nội học có bố mẹ kèm được thì chưa thể đón trở lại. Chính vì vậy, xin vào học “nhờ” tại Trường Tiểu học Chũ (Lục Ngạn – Bắc Giang) hoàn toàn phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại.

HS nhanh chóng hòa đồng với môi trường học tập dù học ở đâu
HS nhanh chóng hòa đồng với môi trường học tập dù học ở đâu

Tới nay con học “nhờ” đã 2 tuần, gia đình chị Tú thấy yên tâm vì con vui, nhanh thích nghi môi trương mới, được tới trường gặp bạn bè, thầy cô không phải học trực tuyến một mình.

Đặc biệt, bộ SGK mà con đang học tại trường cũng giống với trên Hà Nội nên con học cũng liền mạch, thầy cô quan tâm hỗ trợ tích cực. Nhà trường cũng chưa thu khoản kinh phí nào từ gia đình.

“Việc học của con đã ổn định dù học “nhờ” nên bố mẹ cũng yên tâm công tác trên Hà Nội. Khi tình hình dịch bệnh tại Hà Nội ổn định thì gia đình mới đón con lên.

Đảm bảo tối đa quyền được học

Cô Bùi Thị Kim Chi–Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Lào Cai) cho biết: Ngành GD&ĐT Lào Cai đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện để HS học tập thuận tiện nhất.

Đối với số HS học “nhờ” tại trường, GV luôn quan tâm động viên để HS yên tâm học tập. Mặt khác, sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất khi HS quay trở lại địa phương. Trường không thu bất kỳ khoản kinh phí nào đối với HS học “nhờ”. Trước mắt để các em được học tập liền mạch  mới là điều quan trọng…

Cô Trần Thị Quyên -Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chũ (Lục Ngạn- Bắc Giang) cũng khẳng định: Với HS học mắc kẹt và học “nhờ” tại trường, Ban giám hiệu, thầy cô sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện tối đa để các em sớm ổn định học tập và học tập hiệu quả.

HS học "nhờ" được các thầy cô yêu thương, quan tâm như tất cả các HS cùng trong lớp
HS học "nhờ" được các thầy cô yêu thương, quan tâm như tất cả các HS cùng trong lớp 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.