Đây có thể là biểu hiện của những đứa trẻ đang gặp vấn đề nào đó, đặc biệt là rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.
Bài viết này gợi ý các bậc cha mẹ một số bước hữu ích nhằm giúp con hình thành thói quen lành mạnh.
Việc phụ huynh lo lắng về những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của con là điều hợp lý. Mặc dù con trẻ cần không gian riêng và sự yên tĩnh, nhưng việc liên tục nhốt mình trong phòng suốt cả ngày hoàn toàn không tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con.
Người lớn nên làm gì khi trẻ bị trầm cảm và không chịu rời khỏi giường?
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm là không thể ra khỏi giường vào buổi sáng. Cha mẹ phải cố gắng phát hiện các triệu chứng trầm cảm ở con và nắm bắt nguyên nhân cơ bản.
Hãy chuẩn bị để đối phó với mọi khó khăn, bao gồm cả việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của con. Khi mọi thứ trở nên nghiêm trọng, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý vững vàng.
Trầm cảm rất khó điều trị vì nó có thể làm thay đổi đáng kể cách suy nghĩ và hành xử ở trẻ. Nếu con bạn bị trầm cảm hoặc có dấu hiệu trầm cảm, hãy nghiên cứu tỉ mỉ cách bạn có thể giúp đỡ chúng trong một số trường hợp dưới đây.
Khi con bị bắt nạt
Bắt nạt khiến trẻ luôn rơi vào trạng thái sợ hãi và lo lắng. (Ảnh: ITN) |
Bắt nạt là một vấn đề phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, người lớn không nên coi đó là một phần bình thường của quá trình trưởng thành.
Bắt nạt có khả năng gây ra hậu quả thảm khốc và lâu dài. Bắt nạt được định nghĩa là hành vi thù địch hướng tới người khác. Đó là một hành động được lặp đi lặp lại theo thời gian để gây đau đớn cho người yếu hơn hoặc không có khả năng tự bảo vệ mình.
Sự dai dẳng của bắt nạt là một trong những khía cạnh đau khổ nhất của nó. Hầu hết trẻ em có thể đối phó với một trường hợp bị trêu chọc hoặc bị tẩy chay. Mặt khác, bắt nạt khiến trẻ luôn rơi vào trạng thái sợ hãi và lo lắng.
Bắt nạt có liên quan đến sức khỏe tâm thần kém, sử dụng chất cấm và ý nghĩ tự tử. Vì vậy, điều quan trọng là người lớn cần tìm hiểu xem con mình có bị bắt nạt hay không trước khi vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát.
Khi trẻ nghiện game
Trẻ hiếm khi đặt ra giới hạn cho riêng mình khi xem TV hoặc chơi game nên cha mẹ cần phải can thiệp. (Ảnh: ITN) |
Theo thống kê, có tới 12% bé trai và 7% bé gái nghiện game trên toàn thế giới. Các nghiên cứu khác cho thấy con số này cao hơn đáng kể. Dựa trên khảo sát của Common Sense Media về việc sử dụng phương tiện truyền thông, thanh thiếu niên dành gần 9 giờ mỗi ngày cho phương tiện giải trí. Vì trẻ hiếm khi đặt ra giới hạn cho riêng mình khi xem TV hoặc chơi game nên cha mẹ cần phải can thiệp.
Quá đam mê trò chơi điện tử có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của trẻ, chẳng hạn như tình bạn và kết quả học tập.
Một đứa trẻ ở trong nhà cả ngày không tập thể dục đầy đủ có thể bị thừa cân. Đáng nói, trẻ em chơi trò chơi bạo lực có thể trở nên hung hăng hơn.
Bí quyết giúp trẻ ngủ ngon hơn
Trung bình, thanh thiếu niên cần ngủ từ 9 đến 12 giờ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, hầu hết thanh thiếu niên hiện nay không ngủ đủ giấc.
Khoa học đã chứng minh giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mặc dù đây là điều hiển nhiên nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa tạo điều kiện để trẻ có giấc ngủ chất lượng nhằm phát triển cân bằng về thể chất và tinh thần.
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giúp con ngủ ngon hơn:
Đảm bảo phòng ngủ của con là nơi trú ẩn yên bình.
Hạn chế sử dụng các thiết bị trong phòng ngủ.
Cho con tập thể dục thường xuyên.
Nhắc nhở con đi tắm sớm.
Tránh đồ uống có chứa caffeine.
Không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
Duy trì một chế độ nhất quán.
Nói chuyện với con về những vấn đề chúng đang gặp phải.
Tránh ngủ nướng vào cuối tuần.