Trẻ em và vấn đề con nuôi quốc tế

GD&TĐ - Ngày 17/4, tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền Hà Nội sẽ diễn ra buổi tọa đàm “Bảo vệ trẻ em và vấn đề con nuôi quốc tế ở Việt Nam”.

Tọa đàm "Bảo vệ trẻ em và vấn để con nuôi quốc tế ở Việt Nam"
Tọa đàm "Bảo vệ trẻ em và vấn để con nuôi quốc tế ở Việt Nam"

Buổi Tọa đàm "Bảo vệ trẻ em và vấn đề con nuôi quốc tê ở Việt Nam" thảo luận về tiến trình lịch sử, những ảnh hưởng của chiến tranh, đặc biệt trong quan hệ Việt Nam và Pháp, dẫn đến tình hình nhận con nuôi quốc tế và hệ thống bảo vệ trẻ em như hiện nay.

Việt Nam có gần 1,5 triệu trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có có khoảng 156 nghìn trẻ mồ côi và bị bỏ rơi và 22 nghìn trẻ đang sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội.

Giáo sư Lịch sử Yves Dénéchère giới thiệu các công trình nghiên cứu của ông về lịch sử nhận con nuôiquốc tế.

Cùng với đó, bà Lê Hồng Loan, chuyên gia về bảo vệ trẻ em, tổ chức UNICEF tại Việt Nam trình bày những hoạt động của UNICEF tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.

Bà Lê Hồng Loan là Trưởng phòng, Chương trình Bảo vệ trẻ em của UNICEF Việt Nam từ năm 1989. Bà có bằng thạc sĩ về giáo dục tại Việt Nam và thạc sĩ Công tác xã hội của trường đại học Regina, Saskatchewan, Canada. Nhận vị trí Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em tại UNICEF từ năm 2001. Trong quá trình công tác, bà Loan đã điều hành nhiều dự án hợp tác với sự tham gia của các cơ quan Chính phủ và các đối tác trong việc tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương.

Ông Yves Dénéchèrelà giáo sư lịch sử đương đại của trường đại học Angers và là giám  đốc phòng nghiên cứu “Thời đại, Thế giới, Xã hội”. Ông đã thực hiện và theo sát nhiều công trình nghiên cứu với chủ đề lịch sử xuyên quốc gia về trẻ em, quyền trẻ em, con nuôi quốc tế, đỡ đầu trẻ em, hoạt động nhân đạo, vai trò của các nữ chính trị gia.

Từ năm 2012 đến năm 2017, ông là thành viên của Hội đồng con nuôi cấp cao.

Ông còn là tác giả của nhiều công trình và ấn phẩm trong đó những tác phẩm: Những thách thức hậu thuộc địa với thanh thiếu niên; Không gian Pháp ngữ 1945-1980 (2019), Quyền trẻ em trong thế kỷ 20; Vì một câu chuyện xuyên quốc gia (đồng sáng tác với David Niget); Những đứa trẻ từ phương xa; Câu chuyện nhận con nuôi quốc tế tại Pháp, Armand Colin (2011).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ